Nguồn tin trên cho biết thêm Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo với Quốc hội về quyết định trên, song không đưa ra lý do dẫn tới việc trì hoãn này.
Trong gần 2 tuần qua, tại Liban đã liên tục diễn ra các cuộc biểu tình kêu gọi Chính phủ từ chức và tiến hành cải cách tại quốc gia này. Ngày 29/10, Thủ tướng al-Hariri đã tuyên bố sẽ từ chức. Đây là lần thứ hai bùng phát làn sóng biểu tình trên cả nước tại Liban trong tháng 10 và được coi là làn sóng biểu tình lớn nhất trong nhiều năm qua.
Các cuộc biểu tình diễn ra sau khi Chính phủ bắt đầu thảo luận kế hoạch áp thuế nhiên liệu, thuốc lá, các ứng dụng gọi điện thoại và nhắn tin như WhatsApp hay Viber cùng một số hàng hóa đắt tiền, qua đó tăng thuế giá trị gia tăng, mang lại thêm nguồn thu cho ngân sách năm 2020.
Kể từ tháng 7/2019, Chính phủ Liban đã tiến hành loạt biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà nước này kỳ vọng sẽ cứu nền kinh tế đang tụt dốc, đồng thời nhằm được hưởng khoản vay trị giá 11 tỷ USD, vốn đạt được với các chủ nợ quốc tế hồi năm ngoái. Bộ Tài chính Liban cho biết nợ công đang ở mức 86 tỷ USD, cao hơn 150% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.