Mỹ phát triển phương pháp xét nghiệm nhanh phân biệt được các biến thể của virus SARS-CoV-2

Các nhà nghiên cứu của Đại học Illinois Urbana-Champaign (Mỹ) thông báo đã phát triển phương pháp xét nghiệm nhanh COVID-19 có thể phát hiện và phân biệt biến thể Alpha của virus SARS-CoV-2 trong mẫu nước bọt.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Các kết quả mới sau khi kiểm tra 38 mẫu nước bọt của bệnh nhân, trong đó có 20 mẫu có kết quả dương tính với biến thể Alpha đã được công bố trên tạp chí "Lab on a Chip". 

Phương pháp này được phát triển dựa trên những tiến bộ đạt được trước đây của các nhà khoa học là không cần phải xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm tại phòng thí nghiệm. Phương pháp này đầu tiên sử dụng dịch mũi họng và sau đó là mẫu nước bọt. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Illinois Urbana-Champaign cho biết quá trình xét nghiệm độc đáo này, gọi là LAMP, mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp xét nghiệm PCR bởi không cần tới máy luân nhiệt, cũng không cần tách chiết phân tử sinh học ARN và các biện pháp làm tinh sạch.

Bệnh nhân sẽ muốn biết họ mắc biến thể nào của virus SARS-CoV-2 khi các nghiên cứu cho thấy các biến thể khác nhau sẽ gây nên hội chứng COVID kéo dài khác nhau. 

Giáo sư về công nghệ sinh học Rashid Bashir, người đứng đầu nghiên cứu này nêu rõ: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có thể tiến hành xét nghiệm để phát hiện biến thể của virus SARS-CoV- 2 trong một xét nghiệm nhanh duy nhất và mất 30 phút khi sử dụng một thiết bị có thể xách tay".

Phương pháp xét nghiệm mới này có thể phù hợp với các đại dịch trong tương lai, dịch bệnh COVID-19 hay các bệnh khác, và có thể sử dụng tại nhà hoặc những nơi khác". 

Theo nhóm nhà nghiên cứu, họ sẽ cải tiến phương pháp này để có thể xét nghiệm tới 5 loại virus khác nhau, các chủng virus và các biến thể chỉ trong một xét nghiệm với dịch mũi và dịch tị hầu.

Minh Châu  (TTXVN)
Khoảng 30% bệnh nhân Mỹ được theo dõi mắc 'COVID kéo dài'
Khoảng 30% bệnh nhân Mỹ được theo dõi mắc 'COVID kéo dài'

Hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về tác động của virus SARS-CoV-2, bao gồm cả việc có bao nhiêu người mắc hội chứng "COVID kéo dài" ("Long COVID").

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN