Mỹ lo ngại nguy cơ vỡ nợ khi lệnh hoãn thanh toán các khoản vay sinh viên hết hiệu lực

Ngày 22/3, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ gia tăng trong bối cảnh gần 40 triệu người Mỹ sẽ bắt đầu thanh toán các khoản vay dành cho sinh viên khi lệnh tạm hoãn thanh toán này sắp hết hiệu lực vào ngày 1/5 tới.

Chú thích ảnh
Sinh viên tại trường Đại học Ohio ở Columbus, bang Ohio, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra gói cứu trợ khẩn cấp, cho phép tạm hoãn thanh toán một số khoản vay dành cho sinh viên. Chính quyền Tổng thống Joe Biden sau đó đã nhiều lần gia hạn lệnh này.

Theo kết quả nghiên cứu do chi nhánh của FED tại New York thực hiện, có khoảng 70% số sinh viên được hưởng lợi từ lệnh tạm hoãn thanh toán trên. Tuy nhiên, 30% số sinh viên còn lại đã phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ gia tăng, bao gồm cả khoản nợ sinh viên và các khoản nợ khác. Những người không nằm trong diện được hoãn thanh toán các khoản nợ sinh viên có nguy cơ vỡ nợ đối với các khoản vay khác, trong đó mua nhà, cao hơn 33% so với những người không phải lo lắng về khoản nợ sinh viên.

Một báo cáo do FED công bố vào tháng 6/2021 cho thấy tổng số các khoản vay sinh viên ở Mỹ là 1.700 tỷ USD, lớn thứ hai trong các khoản nợ hộ gia đình sau khoản vay mua bất động sản.

Hồng Nguyên (TTXVN)
FED để ngỏ khả năng đẩy mạnh việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát
FED để ngỏ khả năng đẩy mạnh việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

Ngày 21/3, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell đã để ngỏ khả năng tăng lãi suất cao hơn so với mức tăng 0,25% như lần tăng mới nhất để kiềm chế lạm phát.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN