Mỹ, EU chịu sức ép trừng phạt ngành khẩu dầu mỏ, khí đốt từ Nga

Sức ép về một lệnh trừng phạt nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt từ Nga đang tăng lên sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi lên tiếng ủng hộ biện pháp này.

Chú thích ảnh
Mỹ và châu Âu vẫn tỏ ra dè dặt trong áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng của Nga. Ảnh: Bloomberg

Phát biểu trước báo giới tại Washington, bà Pelosi tuyên bố “hoàn toàn ủng hộ” trừng phạt nhập khẩu dầu mỏ từ Nga. Bà Pelosi nêu quan điểm này chỉ một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden khẳng định “mọi biện pháp đều đang được đặt trên bàn”.

Thượng ngị sĩ Joe Manichia, người giữ lá phiếu quan trọng và từng khiến kế hoạch chi tiêu hạ tầng, an sinh xã hội trị giá 1.700 tỉ USD của Nhà Trắng bị đổ bể tại Thượng viện, cũng nói rằng cần áp lệnh trừng phạt này “ngay lập tức”.

Theo ông Manchin, việc Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục bỏ ra hàng tỉ USD để nhập khẩu năng lượng từ Nga là không hợp lý, trực tiếp tạo ra nguồn tài chính hộ trợ cho chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Ông cho rằng Mỹ cần phải tăng nhanh sản lượng khai thác trong nước để hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của người tiêu dùng Mỹ.

Mỹ và các đồng minh châu Âu tiếp tục bổ sung lệnh trừng phạt mới ngoài lĩnh vực năng lượng nhằm vào Nga. Chính phủ Anh ngày 3/3 tuyên bố loại các công ty hàng không, vũ trụ Nga khỏi thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm ở Anh. Mỹ cùng với Anh siết trừng phạt nhằm vào giới tỉ phủ, tài phiệt Nga. Hãng hàng không Aeroflot cũng bị ngắt khỏi hệ thống kết nối vé quốc tế.

Hiện tại, tâm điểm của đòn cấm vận tiếp theo là trừng phạt ngành dầu mỏ khí đốt của Nga – lĩnh vực cho đến nay về cơ bản vẫn thoát lưới trừng phạt của phương Tây, do giới chính trị gia tại các nước phụ thuộc năng lượng của Nga lo ngại cử tri sẽ quay sang phản đối chính quyền khi đối mặt với giá nhiên liệu, xăng dầu tăng.

Nga là nước khai thác và xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, mỗi ngày chuyên chở khoảng 2,5 triệu thùng dầu sang châu Âu và 1/3 sản lượng này là qua tuyến đường ống Druzhba chạy qua lãnh thổ Belarus. Nói cách khác, Nga đáp ứng hơn 25% nhu cầu dầu thô của cả Liên minh châu Âu (EU). Mỹ trung bình một ngày cũng nhập khẩu khoảng 200.000 thùng dầu từ Nga và 500.000 thùng với các sản phẩm xăng dầu khác.

Chưa cần đến lệnh trừng phạt chính thức, nhiều nhà nhập khẩu đã và đang áp dụng biện pháp “tự cấm vận”: Có thông tin cho thấy các công ty phương Tây đã từ chối mua dầu thô của Nga dù được chào thầu với mức giá ưu đãi. Lý do là bởi họ lo ngại về những rắc rối có thể xảy ra liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm, logistic, tín dụng thư… cũng như khả năng có thêm biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.

Các nhà xuất khẩu của Nga gần đây chào bán dầu Urals của nước này với mức chiết khấu, giảm giá lên đến 20 USD/thùng so với dầu Brent Biển Bắc, nhưng tìm được rất ít người mua. Khách hàng, đặc biệt là những nhà nhập khẩu ở châu Âu, đã bắt đầu chuyển sang nhập khẩu dầu từ Trung Đông.

Hãng tư vấn Energy Aspects cho biết các nhà sản xuất Nga đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng tiêu thụ khoảng 70% tổng lượng dầu xuất khẩu. Do đặc tính tinh khiết riêng biệt, nên rất khó để dầu thô của Nga có thể chuyển hướng sang khách hàng mới.

Nhận thấy rõ sức ép, tập đoàn Lukoil – nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai tại Nga, ngày 3/3 đã lên tiếng kêu gọi thiết lập một lệnh ngừng bắn. Đây là công ty đầu tiên tại Nga lên tiếng về chiến dịch quân sự tại Moskva. “Chúng tôi hối thúc nhanh chóng thiết lập lệnh ngừng bắn và hoàn toàn ủng hộ giải pháp này thông qua tiến trình đối thoại và các công cụ ngoại giao”, thông cáo của Lukoil nêu rõ.

Cùng thời điểm, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng tập trung vào ngành khí đốt của Nga, đưa ra bản kế hoạch 10 điểm để châu Âu giảm 1/3 nguồn khí đốt từ Nga ngay trong năm nay. Ở thời điểm hiện tại, 40% khí đốt nhập khẩu của EU là do Nga cung ứng.

Giám đốc IEA Fatih Birol cho rằng các nước châu Âu không nên gia hạn hợp đồng với tập đoàn Gazprom (Nga) khi hết hạn vào năm nay. Theo IEA, châu Âu cần tăng cường xây dựng năng lượng dữ trữ khí đốt, tăng cường hiệu suất sử dụng năng lượng, đẩy nhanh lộ trình chuyển sang năng lượng tái tạo.

Hôm 28/2, Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên EU đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để thảo luận cách thức giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga. “Chúng ta cần chuẩn bị cho mọi khả năng. EU hiện có đủ nguồn dữ trữ khí đốt và dầu mỏ để đối tránh đứt gãy trong ngắn hạn. Nhưng về dài hạn còn nhiều khó khăn”, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi sinh thái Pháp, bà Barbara Pompili, phát biểu tại phiên thảo luận.

Hoài Thanh/Báo Tin tức (Theo Financial Review, Euronews)
Phương Tây cạn dần lựa chọn chính sách khi chiến sự Ukraine kéo dài
Phương Tây cạn dần lựa chọn chính sách khi chiến sự Ukraine kéo dài

Giao tranh tại Ukraine kéo dài một tuần. Mỹ và các đồng minh NATO đang chịu sức ép lớn hơn trong việc trợ giúp Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN