Trước đó, quan chức hàng đầu ngành y tế New Zeland Ashley Bloomfield xác nhận phiên bản "tàng hình" của biến thể Omicron đã được phát hiện ở một số nhân viên làm việc ở biên giới và những người có quan hệ gần gũi với họ.
Hiện biến thể Omicron, còn gọi là BA.1, đang là biến thể chủ đạo gây dịch COVID-19 ở New Zealand và trên thế giới. Trao đổi với báo giới, Tiến sĩ Geoghegan cho biết nghiên cứu cho thấy việc tiêm đủ liều cơ bản và mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 đã chứng tỏ hiệu quả chống lại biến thể Omicron và phiên bản "tàng hình". Với mũi tiêm tăng cường, con người có thể giảm tới 90% nguy cơ phải nhập viện khi nhiễm cả BA.1 hay BA.2.
BA.2 được các nhà khoa học gọi là phiên bản "tàng hình" của Omicron do khó bị phát hiện trong các xét nghiệm PCR. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa rõ liệu Omicron tàng hình có khả năng lây lan nhanh hoặc gây bệnh trở nặng hơn so với phiên bản Omicron ban đầu (BA.1) hay không.
Kể từ tháng 11/2021, Omicron tàng hình đã xuất hiện ở khoảng 50 quốc gia trên thế giới, với hơn 8.000 ca nhiễm. Đến nay, Đan Mạch dường như là nước ghi nhận số ca lây nhiễm BA.2 nhiều nhất, với 6.411 ca mà nước này báo cáo với Sáng kiến khoa học toàn cầu (GISAID) vào tuần trước.