Tạp chí Phát triển và Tài chính thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc (IMF) trong báo cáo tháng 12 đã đưa ra nhận định trên. Theo đó, trong cuộc đời một chú cá voi có thể hấp thụ trung bình 33 tấn CO2. Còn một cây xanh lại có thể hấp thụ tối đa 21,7kg CO2/năm.
Điều này khiến Ralph Chami và Sena Oztosun tại Viện Năng lực Phát triển của IMF và hai giáo sư Thomas Cosimano cùng Connel Fullenkamp cho rằng việc bảo tồn và sinh trưởng cá voi có thể dẫn đến “đột phá trong chống biến đổi khí hậu”.
Ngoài việc hấp thụ lượng lớn CO2, cá voi còn đóng góp hình thành thực vật phù du vốn tạo ra ít nhất 50% oxygen cho tầng khí quyển Trái Đất và cũng hấp thụ lượng CO2 tương đương 1,7 triệu cây xanh. Phân cá voi bao gồm các thành phần như nitrogen và sắt rất quan trọng trong phát triển của thực vật phù du.
Nhưng việc bảo vệ và tăng số lượng cá voi cũng phải kèm theo “mức giá cao”. Các nhà nghiên cứu cho biết nếu số lượng cá voi đạt ngưỡng 4-5 triệu con thì chúng sẽ hấp thụ 1,7 tỷ tấn CO2 hàng năm. Nhưng mức chi phí dành cho một chú cá voi là khoảng 2 triệu USD như vậy tương đương mỗi người sẽ phải gánh vác 13 USD/năm.
Do vậy, nhiều tổ chức tài chính quốc tế nhận định rằng động thái thích hợp là tư vấn, theo dõi và phối hợp giữa các quốc gia.