Dù vui mừng khi được thoát khỏi ràng buộc với EU nhưng nước Anh vẫn phải thực hiện nhiều thủ tục mất thời gian. Ảnh: AFP/TTXVN |
Tuy nhiên, sau khi ký đơn, không phải hai bên đường ai nấy đi ngay mà còn phải trải qua một quá trình thủ tục pháp lý kéo dài.
Theo báo chí Anh, quá trình đó sẽ kéo dài ít nhất là hai năm. Trong thời gian đó, Anh sẽ tiếp tục phải tuân theo các luật pháp, hiệp ước của EU. Tuy nhiên, nước này sẽ không được tham gia vào bất cứ quyết định nào của EU.
Chưa quốc gia nào từng rời EU trước đây nên quy định về việc rời đi được ghi trong Điều 50 của Hiệp ước Lisbon rất ngắn gọn. Ông Martun Schulz, Chủ tịch Nghị viện châu Âu, dự kiến tổ chức cuộc họp để thống nhất quan điểm của các thành viên nghị viện. Dự kiến, họ sẽ yêu cầu kích hoạt Điều 50 ngay lập tức để tránh tình trạng không rõ ràng trong nhiều tháng.
Điều khoản rời EU sẽ được thảo luận giữa 27 đối tác của Anh và do đó đạt đồng thuận tuyệt đối là điều không dễ xảy ra nhanh. Hai nhóm đàm phán lớn sẽ được thành lập. Nhóm của EU có thể sẽ do một trong các ủy viên hiện tại làm trưởng nhóm.
Dù không nhanh nhưng đàm phán về điều kiện ra đi là phần “dễ nhằn”. Điều khó khăn hơn chính là thống nhất mối quan hệ thương mại mới, thiết lập các loại thuế quan, rào cản, quy định tài chính, quyền di chuyển của công dân Anh và công dân thuộc EU. Thỏa
thuận về điều khoản Brexit sẽ phải được cả Nghị viện châu Âu và Hội đồng
châu Âu thông qua. Quy trình này theo các lãnh đạo EU có thể mất thêm 5 năm nữa.
Giới làm ăn muốn có các điều khoản dễ dàng để ngăn chặn tổn hại kinh tế. Nhưng giới chính trị muốn điều khoản phải thật khắc nghiệt nhằm làm nhụt chí bất kỳ quốc gia nào “nối gót” Anh.
Để thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ đó, Anh sẽ phải cần đến một cơ quan kiểu như “Bộ Brexit” do một bộ trưởng cấp cao lãnh đạo để lo thủ tục “ly hôn”.
Sau khi mọi việc xong xuôi, nước Anh mới có thể đoạn tuyệt hoàn toàn ràng buộc với EU.