Lộ bằng chứng cơ quan quản lý thuốc EU bị ép phê duyệt vaccine Pfizer

Mới đây, một số thư điện tử bị rò rỉ đã tiết lộ chi tiết cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) đã bị gây sức ép để nhanh chóng phê chuẩn cho vaccine COVID-19 của Pfizer bất chấp vaccine có "vấn đề”.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuẩn bị liều tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: Reuters

Dẫn một bài đăng trên báo Le Monde, kênh truyền hình RT đưa tin các thư điện tử được cho là nội dung trao đổi giữa quan chức EU và Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho thấy cơ quan quản lý dược phẩm không hài lòng về về việc phê duyệt nhanh đối với các vaccine ngừa COVID-19 của hai hãng Pfizer và Moderna.

EMA tuyên bố nội dung trong thư điện tử do tin tặc lấy trộm và tung ra trên web đen đã bị giả mạo, nhằm làm giảm sút niềm tin vào vaccine. Tuy nhiên, cơ quan này cũng thừa nhận với báo Pháp rằng cũng có những thư phản ánh "các vấn đề và nội dung được thảo luận” trước khi ra quyết định cấp phép cho vaccine. EMA không chỉ rõ tài liệu nào là xác thực.

Trong một thư gửi ngày 19/11/2020, một quan chức cấp cao thuộc EMA đã miêu tả cuộc điện đàm với Ủy ban châu Âu (EC) có phần “hơi căng thẳng và không thoải mái” khi thảo luận về quy trình cấp phép vaccine. Vị quan chức đó nói ông cảm thấy rõ ràng phía EC “mong đợi” vaccine được thông qua. Một ngày sau đó, cá nhân này cũng trao đổi với Cơ quan Dược phẩm Đan Mạch, trong đó bày tỏ sự ngạc nghiên khi thấy Chủ tịch EC Ursula von der Leyen thông báo có thể bật đèn xanh cho vaccine của Moderna và Pfizer trước cuối năm.

“Vẫn còn vấn đề đối với hai loại vaccine”, một quan chức EMA giấu tên lưu ý trong thư bị rò rỉ.

Theo báo Pháp Le Monde, thư bị rò rỉ đã chỉ rõ ba vấn đề lớn mà vaccine chưa giải quyết được: một số cơ sở sản xuất chưa được kiểm định, dữ liệu về các lô vaccine được sản xuất để sử dụng cho mục đích thương mại không đầy đủ và quan trọng nhất là có sự khác biệt về chất lượng vaccine giữa lô sản xuất thương mại và những lô được sử dụng trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.

EMA bày tỏ quan ngại việc sản xuất hàng loạt đã làm giảm độ tinh khiết của RNA có trong vaccine. RNA là chuỗi các phân tử giúp tế bào tạo ra kháng nguyên đặc hiệu đối với căn bệnh.

EMA cho biết họ lo lắng các phương pháp sản xuất ít chịu sự giám sát nghiêm ngặt sẽ làm vaccine kém hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, Pfizer dường như đã đồng ý thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn của EMA.

EU đã phê duyệt cho vaccine Pfizer vào ngày 21/12/2020 và vaccine của Moderna vào đầu tháng này. Nhiều báo cáo ghi nhận các trường hợp gặp phản ứng phụ khi sử dụng hai loại vaccine này đã buộc các cơ quan y tế phải vào cuộc điều tra.

Bảo Hà/Báo Tin tức
WHO thúc đẩy việc chia sẻ vaccine của Pfizer cho các nước nghèo
WHO thúc đẩy việc chia sẻ vaccine của Pfizer cho các nước nghèo

Ngày 18/1, cố vấn cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Bruce Aylward cho biết tổ chức này đang trong các cuộc đàm phán chuyên sâu với Pfizer về việc đưa vaccine ngừa COVID-19 của hãng này vào danh mục vaccine của WHO dùng để chia sẻ cho các nước nghèo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN