Khả năng IS tiếp tục duy trì hậu 'Vương quốc Hồi giáo'

Với việc mất đi phần lớn lãnh thổ tại các căn cứ chính ở Trung Đông, tương lai của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) dường như rõ ràng hơn bao giờ hết.

Binh sĩ Chính phủ Iraq tiến vào làng al-Ayadieh, phía bắc Tal Afar. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, nhóm khủng bố này vẫn chiếm giữ nhiều vùng đất tại Iraq và Syria, đặc biệt là ở khu vực biên giới.

Chuyên gia chống khủng bố Tomas Olivier thuộc Cơ quan điều tra và tình báo Twickelerveld có trụ sở ở Hà Lan, nhận định mặc dù đối mặt với cuộc xung đột tại Iraq và Syria song IS vẫn có thể "xuất khẩu" các nhánh khủng bố ra bên ngoài khu vực như Bắc Phi, châu Âu, Đông Nam Á, Đông Phi và Tây Phi. Chuyên gia này cho biết: “Thực tế gây hoang mang nhất về nhóm khủng bố IS hiện nay chính là khả năng ứng phó linh hoạt của chúng, ngay cả sau khi bị đánh bại, bởi chúng dường như đã có thể thành lập một loạt nhánh khủng bố hoạt động ở khắp Tây bán cầu với khả năng tiến hành các cuộc tấn công 'theo chỉ thị' hoặc dựa trên sự kích động về tư tưởng”. Cựu quan chức cấp cao tại Bộ Quốc phòng Hà Lan này nhấn mạnh: “IS đang tập trung tăng cường các cuộc tấn công liều chết theo kiểu 'sói đơn độc' ở Phương Tây và nhằm vào các mục tiêu của liên minh quốc tế trên toàn thế giới, từ các con phố ở Manchester (Anh) cho tới Marawi (Philippines)”.

Kể từ năm 2014 khi IS trỗi dậy, hơn 5.000 công dân châu Âu đã tới Trung Đông để gia nhập nhóm thánh chiến này. Với việc IS mất đi nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn trong khu vực, cộng đồng quốc tế đã cảnh báo về làn sóng các tay súng nước ngoài trở về quê nhà tại châu Âu và những nơi khác. Thực tế, nhiều thành viên IS đã tiến hành các cuộc tấn công tại châu Âu từng có quá khứ phạm các tội danh lặt vặt, ví dụ như nghi phạm tấn công ở Berlin Anis Amri hay Salah Abdeslam, kẻ được cho là “chuyên viên” vận chuyển của nhóm khủng bố tấn công Paris hồi cuối năm 2015.


Chuyên gia Ian Oxnevad, một học giả về Trung Đông tại Đại học California cho biết một trong những chiến lược chống khủng bố nhằm đối phó vấn đề các tay súng nước ngoài quay trở về là đẩy chúng vào các hoạt động tội phạm, thông qua việc kiểm soát mạng lưới tài chính của chúng. Chuyên gia này nói: “Ví dụ, nếu có những tay súng từng tham chiến cho IS tại một nhánh khủng bố ở miền Bắc Italy, tuy nhiên toàn bộ tiền chúng sử dụng để tài trợ khủng bố không được tích hợp vào hệ thống tài chính, buộc chúng phải 'đóng băng' khoản quỹ đó. Vì vậy chúng có thể sẽ phạm tội trở lại”.

Chuyên gia Oxnevad lưu ý, kể cả khi nhóm khủng bố này “bị loại bỏ hoàn toàn”, thì không có nghĩa hệ tư tưởng cực đoan vốn được truyền bá rộng rãi sẽ biến mất, nhất là căn cứ vào tuyên bố của cựu thủ lĩnh IS, Abu Bakr al-Baghdadi, về việc thành lập “Vương quốc Hồi giáo” tại Mosul năm 2014.

TTXVN/Báo Tin Tức
Dự cảm thất bại, IS chuyển tiền sang các nước châu Âu
Dự cảm thất bại, IS chuyển tiền sang các nước châu Âu

Vụ phó Vụ những thách thức và đe dọa mới thuộc Bộ Ngoại giao Nga Dmitry Feoktistov ngày 12/9 cho biết, với những dự cảm về thất bại, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bắt đầu chuyển tiền từ các lãnh thổ do chúng kiểm soát ra nước ngoài, trong đó có các nước châu Âu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN