Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Jawad Oji, hợp đồng có thời hạn 30 năm và quy định khối lượng lên tới 300 triệu mét khối mỗi ngày, tương đương khoảng 110 tỷ mét khối mỗi năm. Con số này cũng tương đương khoảng 45% lượng khí đốt tiêu thụ hiện tại của Iran.
Iran đứng thứ ba thế giới về sản xuất khí đốt, chỉ đứng sau Mỹ và Nga. Năm 2023, sản lượng khí đốt trong nước của Iran đạt khoảng 251,7 tỷ mét khối, nhưng tiêu thụ 245,6 tỷ mét khối. Do thiếu cơ sở hạ tầng nên tình trạng thiếu khí đốt chỉ xảy ra ở phía Bắc Iran, đặc biệt là vào mùa đông, trong khi các mỏ khí lớn nhất lại nằm ở phía Nam. Do đó, theo ông Ojii, thỏa thuận mới với Gazprom quy định việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ phía Bắc tới phía Nam Iran.
Ông Oji giải thích: Việc xây dựng đường ống trung chuyển khí đốt từ Bắc vào Nam qua lãnh thổ Iran là sự kiện rất lớn chưa từng xảy ra trong lịch sử. Hiện tổng sản lượng khí thương mại từ 23 nhà máy chế biến của Iran là khoảng 850 triệu mét khối/ngày và sau khi thực hiện dự án với Nga, 300 triệu mét khối khí đốt của Nga sẽ chảy vào Iran/ngày. Chi phí xây dựng đường ống này sẽ do Nga, quốc gia có công nghệ phù hợp để xây dựng đường ống dưới nước.
Bộ trưởng Oji lưu ý rằng việc triển khai dự án vận chuyển này, ngoài việc cung cấp khí đốt trong nước ổn định, còn sẽ làm tăng đáng kể công suất và sự ổn định của hoạt động xuất khẩu khí đốt của Iran, đảm bảo doanh thu tài chính hàng năm là 10-12 tỷ USD.
Tại một cuộc họp của chính phủ, ông Oji nói rằng khí đốt theo hợp đồng mới sẽ được cung cấp qua Biển Caspian, nhưng điều này sẽ đòi hỏi sự phối hợp với Turkmenistan, Azerbaijan và Kazakhstan.
Vào tháng 6 vừa qua, Gazprom và Công ty Khí đốt Quốc gia Iran (NIGC) đã ký một bản ghi nhớ chiến lược về nguồn cung cấp khí đốt, chi tiết về nó khi đó không được tiết lộ.