Cho đến cuối quý III/2020, nền kinh tế Indonesia vẫn chưa cho thấy tín hiệu khả quan. Tuy vậy, Chính phủ Indonesia vẫn bày tỏ sự lạc quan đối với tăng trưởng kinh tế trong nước.
Ông Nurul Ichwan cũng cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, đầu tư được kỳ vọng sẽ là động lực chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Indonesia. Vào cuối tháng 9/2020, BKPM cũng đã tổ chức hội nghị xúc tiến thị trường cho các dự án cầu thu phí Gilimanuk-Mengwi và cầu CH ở Java.
Giám đốc điều hành của Viện Phát triển Kinh tế và Tài chính Indonesia (Indef) Tauhid Ahmad cho rằng cần có nguồn năng lượng lớn để khôi phục tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5%. Nếu vắc-xin ngừa COVID-19 chưa có và chưa được phân phối đồng đều thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm tới là khá cao. Nếu chi tiêu công trong năm 2021 vẫn yếu, Indonesia sẽ khó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên 5%. Điều này cho thấy chi tiêu công vẫn là yếu tố đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế nước này. Mặt khác, xuất nhập khẩu cũng khó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do điều kiện kinh tế toàn cầu vẫn còn ảm đạm.
Do đó, hoạt động đầu tư thực sự có thể được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Trước tình hình như hiện nay, nhiều công ty đã quyết định không còn phụ thuộc vào nguồn sản xuất tại Trung Quốc và định chuyển hướng đầu tư.
Ngoài ra, các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi, xem xét và tìm kiếm quốc gia an toàn nhất để trở thành cơ sở sản xuất chế tạo. Đó là lý do tại sao Chính phủ Indonesia cần đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa đầu tư, vì bất kể quy mô nào cũng sẽ có tác động đến chuyển động kinh tế trong nước. Mặt khác, Chính phủ Indonesia phải chấp nhận đón đầu bằng cách cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn cũng như các tiện ích đa dạng cho các nhà đầu tư tiềm năng như sẵn sàng cung cấp các ưu đãi và các tiện ích khác theo yêu cầu của nhà đầu tư.