Hình thức du lịch công viên địa chất phù hợp với xu hướng du lịch trong thời kỳ đại dịch, gồm có du lịch sinh thái và du lịch chăm sóc sức khỏe.
Ngoài việc tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên, khách du lịch cũng có thể tham gia vào việc bảo tồn môi trường, nghiên cứu lịch sử địa chất và sự đa dạng văn hóa xung quanh công viên.
Theo Tổng thống Joko Widodo, để phát triển thành công loại hình du lịch công viên địa chất, cần có sự phối hợp tốt giữa các nhà hoạt động môi trường, giới học giả và sự chung tay của cộng đồng để hình thành những ý tưởng sáng tạo, đột phá nhưng vẫn phải cân bằng giữa hoạt động khai thác kinh tế và bảo tồn môi trường.
Còn theo Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Luhut Binsar Panjaitan, các công viên địa chất sẽ trở thành "thanh nam châm" du lịch cả trong nước và quốc tế.
Indonesia đã có 6 công viên địa chất toàn cầu được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thuộc Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Belitong, Caldera Toba, Ciletuh-Pelabuhan Ratu, Rinjani, núi Sewu và núi Batur- Bali.