Ông Jaya nêu rõ sau khi xem xét tình hình hiện tại, chính quyền tỉnh Bali đã nhất trí thiết lập trạng thái cảnh báo khẩn cấp trong vòng 14 ngày kể từ ngày 19/10 để bảo vệ cộng đồng, nâng cao hiệu quả của công tác chuẩn bị ứng phó và giảm thiểu thiệt hại. Theo ông Jaya, nắng nóng kéo dài đã gây ra hạn hạn và hỏa hoạn bùng phát ở một số khu vực. Chính quyền Bali đang cố gắng đẩy nhanh các nỗ lực dập tắt các đám cháy hiện có và tiếp tục phân phối viện trợ cho các khu vực đang gặp khủng hoảng nước sạch do hạn hán.
Trong khi đó, tại cuộc họp của Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai quốc gia (BNPB), Giám đốc BNPB tỉnh Bali, ông I Made Rentin, đã yêu cầu bổ sung các nguồn lực cần thiết để ứng phó hạn hán trong tình trạng khẩn cấp. Ông Rentin đề nghị BNPB hỗ trợ ứng dụng công nghệ điều chỉnh thời tiết để tạo mưa nhân tạo ở Bali. Ông Rentin nhấn mạnh “hầu hết các khu vực tại Bali đang trải qua đợt nắng nóng kéo dài nhất trong hơn một thập kỷ qua, trong đó 3 quận Buleleng, Gerokgak ở Buleleng đã gần 100 ngày không có mưa”. Tình trạng nắng nóng có thể gây hỏa hoạn trên diện rộng, ảnh hưởng tới hoạt động du lịch tại hòn đảo nghỉ dưỡng và điểm đến yêu thích của các sự kiện quốc tế quan trọng này. Theo ông Rentin, nếu không có giải pháp kịp thời, nguy cơ hỏa hoạn sẽ tiếp tục bùng phát ở các khu vực khác như Kalimantan, Sumatra và Riau.