Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk. Ảnh: AFP/TTXVN |
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết: "Các nhà lãnh đạo của 28 quốc gia thành viên EU đã nhất trí về những kết luận (của hội nghị thượng đỉnh), trong đó có vấn đề di cư".
Tương tự, Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel cũng nêu rõ: "Thỏa thuận về di cư đã đạt được".
Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết thỏa thuận di cư EU bao gồm những điều khoản về tình nguyện tiếp nhận những người di cư tại EU, cải cách hệ thống tị nạn với sự đồng lòng của các nước thành viên.
Phát biểu sau cuộc họp, Thủ tướng Đức nhấn mạnh việc các bên đạt được
sự đồng thuận về vấn đề người di cư - thách thức lớn nhất hiện nay của
EU - là một tín hiệu tốt, song vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể thu
hẹp bất đồng giữa các nước.
Về phần mình, Thủ tướng Italy
Giuseppe Conte bày tỏ hài lòng với kết quả này, đồng thời nhấn mạnh
Italy đã không còn đơn độc trong việc giải quyết vấn đề người di cư. Ông
cho biết sẽ sớm đưa ra quyết định về việc liệu có thành lập trung tâm
tiếp nhận người di cư tại nước này hay không. Trước đó, Italy đã dọa phủ
quyết bất kỳ thỏa thuận nào đưa ra tại hội nghị bàn về thương mại và an
ninh, trừ khi khi các nước EU còn lại đáp ứng những yêu cầu của nước
này về di cư.
Trước đó, Italy đã dọa phủ quyết bất kỳ thỏa thuận nào đưa ra tại hội nghị bàn về thương mại và an ninh, trừ khi khi các nước EU còn lại đáp ứng những yêu cầu của nước này về di cư.
Vấn đề người di cư là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra trong hai ngày 28 - 29/6 tại Brussels. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk từng tuyên bố một số nhà lãnh đạo EU theo đường lối cứng rắn sẽ thúc đẩy mạnh hơn chính sách của khối chống người di cư nếu hội nghị này không thể đạt được thỏa thuận.
Được biết, các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí cần kiểm soát hiệu quả đường biên giới bên ngoài EU và tăng cường trục xuất những người nhập cư trái phép.
Liên quan đến vấn đề Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, Thủ tướng Anh Theresa May bày tỏ mong muốn đạt được một thỏa thuận có lợi cho cả Anh và EU, trong đó có quan hệ đối tác an ninh "mạnh mẽ và gắn bó". Bà hy vọng tốc độ đàm phán Brexit sẽ tăng lên một khi London công bố sách trắng về quan hệ tương lai của Anh với EU.
Về quan hệ với Nga, lãnh đạo các nước EU đã nhất trí gia hạn các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Moskva vì vấn đề Crimea và xung đột ở miền Đông Ukraine. Quyết định này sẽ chính thức được xác nhận trong những ngày tới, qua đó kéo dài lệnh trừng phạt nhằm vào các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và năng lượng của Nga trong 6 tháng cho tới cuối tháng 1/2019.