Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường |
Sáng
vào chiều 15/7, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 11 (ASEM 11) ở
Mông Cổ, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có cuộc gặp với 3 người đồng cấp
của Lào, Campuchia và Nhật Bản.
Theo
Tân Hoa xã, trong cuộc gặp với ông Hun Sen, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chủ động
nói về vấn đề Biển Đông, cho rằng việc Campuchia có lập trường công bằng khách
quan, trượng nghĩa trong vấn đề trọng tài Biển Đông góp phần bảo vệ luật pháp quốc
tế thực sự và trật tự khu vực, phát huy vai trò không thể thay thế trong việc giữ
gìn đại cục quan hệ Trung Quốc-ASEAN và hòa bình ổn định khu vực…
Tuy
nhiên, truyền thông bằng tiếng Hoa ở Campuchia cho biết thêm trong cuộc gặp,
hai thủ tướng đã trao đổi trực tiếp và thẳng thắn hơn về vấn đề Biển Đông, đặc
biệt là viện trợ tài chính.
Đây
chính là chi tiết mà truyền thông chính thống của Trung Quốc đã không đề cập tới
trong bản tin liên quan.
Đài
RFI của Pháp dẫn lại thông tin đăng tải trên truyền thông bằng tiếng Hoa ở
Campuchia cho biết vào sáng 15/7 theo giờ địa phương, Thủ tướng Campuchia Hun
Sen đã có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại thủ đô Mông Cổ và
nhận được “đại lễ”.
Phía
Trung Quốc quyết định viện trợ không hoàn lại thêm cho Campuchia 600 triệu USD.
Thủ tướng Trung Quốc còn tán thưởng hành động trượng nghĩa của Campuchia trong vấn
đề Biển Đông, ngầm ám chỉ khoản viện trợ này có liên quan tới lập trường Biển
Đông của Campuchia.
Sau
khi kết thúc cuộc gặp, RFI cho biết thêm Thủ tướng Campuchia đã viết lên
facebook cá nhân rằng tại cuộc gặp, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố
trong 3 năm từ 2016-2018, phía Trung Quốc sẽ viện trợ không hoàn lại cho
Campuchia 3,6 tỉ nhân dân tệ (khoảng 600 triệu USD).
Liên quan tới vấn đề Biển Đông, ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Cùng ngày, Nhà Trắng tuyên bố phán quyết của PCA rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với các vùng biển ở Biển Đông cần được coi là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý. Nhiều nước cũng lên tiếng yêu cầu tôn trọng phán quyết của PCA.