Hậu bầu cử Israel là khi giải pháp hai nhà nước ‘chết chìm’?

Thủ tướng Benjamin Netanyahu không hề nhắc đến giải pháp hai nhà nước trong chiến dịch tranh cử, ngay cả các đối thủ của ông cũng vậy. Phải chăng giải pháp hai nhà nước đang đến dần với hồi kết sau cuộc bầu cử tại Israel ngày 9/4?

Chú thích ảnh
Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang trên đường hướng tới nhiệm kỳ thứ năm. Ảnh: Washington Post

Kênh RT (Nga) cho biết Thủ tướng Benjamin Netanyahu, lãnh đạo đảng Likud, nhiều khả năng sẽ nhiệm kỳ thứ 5 sau khi giành nhiều lợi thế trong cuộc tổng tuyển cử tại Israel ngày 9/4.

Bản thân Thủ tướng Netanyahu từng tuyên bố trên truyền hình “một Nhà nước Palestine sẽ gây nguy hại tới sự tồn vong của Israel”, đồng thời kêu gọi khởi động việc sáp nhập Bờ Tây nếu ông thắng cử. Tờ Haaretz trong tháng 3 đã tiến hành khảo sát ý kiến và thu được kết quả 42% người Israel được hỏi ủng hộ việc sáp nhập Bờ Tây.

Trong khi đó, đối thủ nặng ký nhất của Thủ tướng Netanyahu trong cuộc bầu cử - Tướng Benny Gantz (59 tuổi), cựu Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã đề cập đến “quyền tự do của IDF được hoạt động ở mọi nơi”.

Kênh CNBC (Mỹ) dẫn lời Tổng lãnh sự Mỹ tại Jerusalem từ năm 2005-2009, ông Jake Walles, ngày 10/4 cho biết: “Chính quyền Tổng thống Trump có thể ủng hộ Israel sáp nhập Bờ Tây và điều này sẽ dẫn tới nhiều sự kiện có thể hủy hoại giải pháp hai nhà nước”.

Trước thềm cuộc bầu cử, Thủ tướng Netanyahu cũng nhận được ủng hộ mạnh mẽ từ “người bạn” Mỹ- Tổng thống Donald Trump. Nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel và đã chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về đây. Ngoài ra, Tổng thống Trump công khai coi Tel Aviv có chủ quyền với Cao nguyên Golan, nơi Israel chiếm đóng của Syria từ năm 1967.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 10/4 đã từ chối tán thành giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel – Palestine.

Giải pháp hai nhà nước hướng tới mục tiêu cả Israel và Palestine là hai nhà nước cùng chia sẻ vùng đất thánh Jerusalem đã xuất hiện trong 8 thập niên. Hơn 20 năm qua, đã có nhiều đối thoại hòa bình liên quan đến giải pháp này, song mọi chuyện dường như không có nhiều tiến triển.

Sau cuộc chiến tranh năm 1967, Israel quản lý diện tích tại Dải Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem. Sau cuộc nổi dậy của người Palestine năm 1987, đến năm 1993, phái đoàn của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và Chính phủ Israel đàm phán bí mật tại Oslo (Na Uy) với kết quả Palestine được tự trị “có hạn chế”.

Tuy nhiên, từ đó đến nay cả hai phía đã không thể giải quyết bất đồng để cùng đi đến kịch bản hình thành Nhà nước Palestine.

Hà Linh/Báo Tin tức
Cuộc chiến ‘siêu bầu cử’ tại Ấn Độ
Cuộc chiến ‘siêu bầu cử’ tại Ấn Độ

Mọi cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ đều phá vỡ kỷ lục trước đó để trở thành lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN