Giữa thương chiến, người Trung Quốc mua trà sữa giá gấp 20 lần ủng hộ thương hiệu nước nhà

Trong bối cảnh hơn 300 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc có nguy cơ bị Mỹ áp thuế 25%, thương hiệu trà sữa White Rabbit tại Thượng Hải đang được bán với giá cao gấp 2.000%, với mong muốn ủng hộ thương hiệu quốc gia của người mua.

Chú thích ảnh
Cửa hàng bán trà sữa White Rabbit đầu tiên tại Thượng Hải. Ảnh: Daniel Ren/SCMP

Theo báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), người dân sẵn sàng bỏ số tiền 500 NDT (1,6 triệu đồng) để có cơ hội thưởng thức một cốc trà sữa nổi tiếng từ thị trường chợ đen, trong khi giá bình thường của cốc trà này chỉ rơi vào khoảng 19-23 NDT (65.000-70.000 đồng).

Wang Xiaolang, 40 tuổi, phải xếp hàng 2 giờ đồng hồ với hàng trăm người khác để mua được cốc trà sữa White Rabbit chiều hôm 9/6.

“Nó không chỉ là hương vị. Chúng tôi chỉ muốn thể hiện sự ủng hộ của mình đối với các thương hiệu trong nước trong thời điểm chính phủ Mỹ lên kế hoạch làm suy yếu sự phát triển kinh tế của Trung Quốc”, ông Wang chia sẻ.

Trà sữa White Rabbit trở thành một hiện tượng toàn cầu vào năm 1972, sau khi cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai mời cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon thưởng thức.

Cuối tháng trước, Tập đoàn Guan Sheng Yuan sở hữu thương hiệu White Rabbit hợp tác với hai nhà bán lẻ địa phương mở một chi nhánh trà sữa tại trung tâm mua sắm CapitaMall Luone ở Thượng Hải.

Mặc dù có sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực kinh doanh trà sữa tại Trung Quốc, chi nhánh White Rabbit được chào đón nhiệt tình tại Thượng Hải.

Theo các bài đăng trên mạng xã hội, một số thực khách phải mất bốn đến năm giờ đồng hồ xếp hàng chỉ để mua một cốc trà sữa. Và cơn sốt mới nhất này đã tạo cơ hội hoàn hảo cho một số đối tượng trục lợi. Một số người tranh thủ lợi dụng sự thiếu kiên nhẫn cho những người không chờ được hàng tiếng mua hàng đã bán trà sữa với mức giá rất lớn.

Một cốc trà sữa White Rabbit thường được bán với giá 100 NDT trên thị trường chợ đen. Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn sẵn sàng trả 500 NDT để uống một cốc.

Nhiều thương hiệu tiêu dùng trong nước đã chứng kiến hoạt động thương mại của họ suy yếu dần trong hai thập kỷ qua trong bối cảnh sản phẩm nhập khẩu nước ngoài tràn vào ồ ạt. Chính quyền Thượng Hải đã nhiều lần can thiệp để trẻ hóa nhiều tên tuổi kinh doanh lâu đời của thành phố nhưng mọi thứ đều không đem lại kết quả.

“Chính cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã tạo cơ hội cho các thương hiệu lâu đời. Tuy nhiên, các thương hiệu địa phương cần nổ lực hơn nữa để cải thiện công nghệ sản xuất và tăng cường kỹ năng quản lý để theo kịp các đối thủ nước ngoài khi nói đến chất lượng, đóng gói và hiệu quả phân phối”, ông Zhou Shiyu - Giám đốc điều hành cao cấp của tập đoàn nước tẩy rửa Shanghai Zhengzhang – nhận xét.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Phòng vệ chiến tranh thương mại, Trung Quốc tích cực trữ vàng
Phòng vệ chiến tranh thương mại, Trung Quốc tích cực trữ vàng

Trong tháng 5, Trung Quốc tiếp tục mua thêm nhiều vàng, đánh dấu tháng thứ 6 liên tiếp Bắc Kinh tăng số lượng vàng trong kho khi chiến tranh thương mại với Mỹ chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN