Nhà lãnh đạo Kim Jong-un kiểm tra một đầu đạn hạt nhân. Ảnh: KCNA |
Núi Punggye-ri – nơi tiến hành 6 vụ thử hạt nhân trước đó – đang trong nguy cơ bị đổ sập. Sự việc này có thể dẫn tới một vụ rò rỉ chất thải hạt nhân sang nước láng giềng Trung Quốc.
“Trung Quốc không thể ngồi im và chờ đợi cho tới khi bãi thử này nổ tung”, một nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh chia sẻ với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).
“Có lẽ người Triều Tiên chính họ đã nhận ra rằng bãi thử này không thể chịu thêm một vụ nổ nữa. Nếu họ vẫn muốn làm việc này, họ phải thử ở một nơi khác”, nhà nghiên cứu cho hay. Nhân vật này cũng khẳng định rằng các thiết bị của Trung Quốc có thể phát hiện bụi hạt nhân nhưng đã quá muộn khi nó phát tán trong không khí.
Lần thử hạt nhân gần đây nhất tại Triều Tiên diễn ra ngày 3/9 và được Bình Nhưỡng tuyên bố là vụ thử nghiệm một quả bom nhiệt hạch đã gây ra một vụ nổ với sức công phá từ 100 – 250 kiloton.
Trong cuộc đàm phán diễn ra tại Bắc Kin hồi cuối tháng 9, một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã thông báo đến giới chức Triều Tiên về lo ngại của họ trước nguy cơ rò rỉ phóng xạ hạt nhân khỏi bãi thử Punggye-ri. Punggye-ri nằm cách đường biên giới Trung Quốc 80km.
Nhà nghiên cứu Wei Shije trả lời phỏng vấn tờ Telegraph (Anh) cho hay: “Vấn đề này khá nghiêm trọng và nguy cơ rò rỉ hạt nhân là không thể tránh được. Chỉ là vấn đề thời gian để phát hiện ra nó, bởi vì các vết nứt xuất hiện trên núi chính là nơi các chất phóng xạ sẽ thoát ra”.