Giảm quân có gây rủi ro với Mỹ tại Thái Bình Dương?

Các nhà hoạch định chính sách quân sự của Mỹ mới đây nói với tờ HIS Jane rằng Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ cắt giảm xuống còn khoảng 174.000 quân nhưng vẫn duy trì được chiến lược tái cân bằng của mình tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ. Ảnh: Internet.


Nguồn tin từ Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) cho biết đơn vị Hải quân Viễn chinh số 31 có thể cắt giảm biên chế xuống còn 174.000 trong bối cảnh cắt giảm ngân sách quốc phòng, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến lực lượng luân phiên đồn trú ở căn cứ Darwin (Australia) nói riêng và chiến lược tái cân bằng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Và mới đây, đơn vị này đã cắt giảm một đơn vị vận tải MV- 22 Osprey để tham gia cuộc diễn tập bắn đạn thật chung với quân đội Australia mang tên Koolendong” ngày 31/8 vừa qua.

Trong khi ngân sách và các nguồn lực khác đang tiếp tục suy giảm, USMC đang lên kế hoạch để tiếp tục cắt giảm biên chế tới mức tối đa nhất trong khi cố gắng để bảo vệ cấu trúc lực lượng về việc thực hiện tái cân bằng đang diễn ra tại Châu Á -Thái Bình Dương cũng như các cam kết toàn cầu khác, một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

USMC dự kiến cắt giảm quân số xuống còn 182.100 quân hoạt động vào năm 2016 theo Đạo luật Kiểm soát ngân sách năm 2011 (BCA).

Theo một bản báo cáo về quản lý và lựa chọn chiến lược của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD), các quan chức USMC xác định rằng việc cắt giảm quân số xuống còn 174.000 là con số nhỏ nhất mà ngân sách có thể đáp ứng được. Nếu vậy, USMC buộc phải cắt giảm khoảng 5.000 quân từ nay đến năm 2017 mới đạt được mục tiêu.

"Đó là một kế hoạch dự kiến cho Thủy quân lục chiến Mỹ trong thời gian tới nhằm đáp ứng với những tình huống bất ngờ”, Thiếu tướng chỉ huy Thủy quân lục chiến Kenneth F McKenzie Jr nói.

Tướng McKenzie lưu ý rằng việc thay đổi quy mô của USMC sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược “xoay trục” của Mỹ đến Thái Bình Dương. Kế hoạch tăng cường sự hiện diện hải quân ở Darwin và luân phiên đồn trú tại các địa điểm khác trong khu vực sẽ không bị ảnh hưởng. 174.000 quân cũng đủ sức mạnh đáp ứng các hoạt động tác chiến đặc biệt trên biển.

Tuy nhiên, ông McKenzie cũng thừa nhận rằng USMC chỉ với 174.000 quân sẽ đi kèm với một số rủi ro và hạn chế. Trong trường hợp khủng hoảng uy mô nhỏ, lực lượng này vẫn có thể đáp ứng được, nhưng trong điều kiện tác chiến quy mô lớn, USMC sẽ phải điều tất cả các đơn vị tham chiến, như vậy sẽ phải để lại một số ít lực lượng bảo vệ căn cứ và không có khả năng luân phiên đồn trú.


"Tất cả Thủy quân lục chiến sẽ phải tham chiến. Mọi người đều phải xuất quân. Không ai được trở lại cho đến khi cuộc chiến kết thúc. Chúng ta sẽ bị hạn chế tại các khu vực khác trên thế giới và không có khả năng duy trì phối hợp các hoạt động tác chiến an ninh trên chiến trường giữa những người chỉ huy theo lĩnh vực đảm nhiệm”, ông McKenzie phát biểu trong một cuộc họp của Hải quân Mỹ sang ngày 19/9.


CT (Theo HIS Jane)

Nước Mỹ và hố sâu nợ nần
Nước Mỹ và hố sâu nợ nần

Chính phủ Mỹ đang đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động chỉ trong vài ngày nữa khi kế hoạch ngân sách cho năm tài chính mới, bắt đầu từ 1/10/2013, vẫn đang bế tắc tại Đồi Capitol. Và chỉ trong khoảng 2 tuần nữa, cường quốc kinh tế số một thế giới có thể lâm vào cảnh vỡ nợ...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN