Số liệu này được công bố trong bối cảnh các quan chức phụ trách vấn đề người di cư của Liên hợp quốc (LHQ) lặp lại lời kêu gọi thiết lập một cơ chế công bằng hơn nhằm chia sẻ trách nhiệm tiếp nhận người tị nạn, thay vì đẩy gánh nặng này cho các nước Địa Trung Hải.
Theo SOS Mediterranee, tàu Ocean Viking của tổ chức này đã thực hiện 6 đợt cứu hộ riêng rẽ ở vùng biển quốc tế từ ngày 31/7. Trong đợt cứu hộ cuối cùng, tàu đã giải cứu 106 người ở ngoài khơi bờ biển Malta sau khi nhận được thông báo từ tổ chức cứu trợ Sea-Watch của Đức. Người sống sót nhỏ tuổi nhất được giải cứu trong đợt này chỉ mới 3 tháng tuổi.
Trong khi đó, trong thời gian từ đêm 31/7 sang ngày 1/8, tàu Ocean Viking cùng với các tàu của Sea-Watch và ResQship (một tổ chức cứu trợ khác của Đức) đã giải cứu 400 người đang gặp nguy hiểm ở Trung Địa Trung Hải. Các tàu cứu hộ cùng chia sẻ chở người di cư, riêng tàu Ocean Viking chở 555 người, trong đó có ít nhất 28 phụ nữ, 2 người trong số đó đang mang thai. Tuy nhiên, hiện các tàu này chưa thể xác định có thể cho người di cư cập bến cảng nào.
Libya vẫn là một trong những điểm xuất phát chính của hàng chục nghìn người di cư nuôi hy vọng vượt tuyến đường Địa Trung Hải đầy nguy hiểm để đến châu Âu. Hầu hết trong số họ đều mong muốn cập bến bờ biển Italy, cách Libya khoảng 300km.
Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), tuyến đường giao cắt ở Trung Địa Trung Hải giữa Libya và Italy hoặc Malta hiện là tuyến đường “chết chóc nhất” trên thế giới hiện nay, khi mà số người thiệt mạng tại khu vực này chiếm đa số (930 người) trong tổng số 1.113 người di cư bỏ mạng ở Địa Trung Hải trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, số liệu của IOM cho thấy số người di cư qua tuyến đường này vẫn tiếp tục tăng trong năm nay.