Các huyết tương này được sử dụng phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Công tác nghiên cứu này được cơ chế “Công cụ Hỗ trợ Khẩn cấp” của EU (ESI) tài trợ với tổng chi phí lên tới 36 triệu euro. Các dự án sẽ được thực hiện tại 14 quốc gia thành viên EU và tại Vương quốc Anh.
Cao ủy châu Âu về Y tế, bà Stella Kyriakides cho biết: “EU sẽ làm mọi thứ có thể để người dân được điều trị COVID-19 một cách hiệu quả và an toàn”.
Tính tới ngày 11/1/2021 là tròn một năm kể từ ngày virus SARS-Cov-2 “tấn công” châu Âu. Virus này đã tạo ra 2 đợt đại dịch tại châu Âu và gây ra những hậu quả nặng nề về người và của cũng như cuộc sống của người dân nơi đây.
Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDPC) và Đại học Johns Hopkins, kể từ đầu đại dịch tới ngày 11/01/2021, tại Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh có tổng cộng 18.938.666 ca mắc COVID-19, trong đó có 458.458 ca tử vong.
Theo đánh giá mới đây của đài phát thanh Pháp, France Info, tuy mức độ của đợt dịch lần 2 tại châu Âu không mạnh bằng đợt một, nhưng đợt dịch lần 2 kéo dài hơn và có nhiều người tử vong hơn.
Hiện tại mức độ lây nhiễm của SARS-Cov-2 tại châu Âu không hề giảm. Nhằm ngăn chặn đa lây nhiễm dịch bệnh, các quốc gia thành viên EU đang tăng cường chiến dịch tiêm phòng đồng thời siết chặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, đặc biệt là đối phó với biến thể mới của virus tới từ Vương quốc Anh.