Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker. Ảnh: AFP/TTXVN |
Lý giải về đề xuất này, người đứng đầu EC khẳng định việc mở rộng ngân sách của khối là cần thiết và đây là một chủ trương thực dụng để hỗ trợ nhiều hơn các các dự án nghiên cứu, công nghệ, hỗ trợ nước ngoài, bình ổn khu vực sử dụng đồng tiền chung euro, bồi thường cho những người bị mất việc làm từ cơ chế mở cửa thị trường... EC cũng hối thúc 27 nước thành viên còn lại của EU bù đắp khoản ngân sách 10 tỷ euro (12 tỷ USD) thiếu hụt sau khi Anh ngừng đóng góp đến hết năm 2020 như cam kết.
Với mức ngân sách đề xuất nêu trên, ngân sách của EU hậu Brexit ước tính chiếm 1,1% sản lượng kinh tế của EU, tăng so mức 1,03% hiện nay. Đây sẽ là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các nước thành viên EU bởi trước đó có ý kiến cho rằng EU cần thực hiện tiết kiệm các khoản chi tiêu hiện tại để bù đắp số tiền thiếu hụt, thay vì phương thức đóng góp thêm, đồng thời tìm kiếm những nguồn tài trợ mới cho các khoản còn thiếu.
Cũng tại phiên họp của Nghị viện châu Âu lần này, EC đưa ra một cơ chế mới để trừng phạt chính phủ các nước vi phạm những quy định của EU về đảm bảo tự do tư pháp cũng như việc tuân thủ quy tắc của pháp luật.