Đức 'khai tử' ngành khai thác than đá có lịch sử 150 năm

Chính phủ Đức đã đóng cửa mỏ than đá đen cuối cùng tại khu hầm mỏ Prosper-Haniel ở vùng miền Bắc Ruhr, chính thức đặt dấu chấm hết cho ngành công nghiệp khai thác than kéo dài hơn 150 năm qua ở nước này.

Tham dự sự kiện có Tổng thống Frank-Walter Steinmeier, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker và Thủ hiến bang North Rhine-Westphalia  Armin Laschet.

Tại đây, các thợ mỏ đã trao viên than biểu tượng cuối cùng tới Tổng thống Steinmeier, chính thức khép lại hơn một thập kỷ rưỡi khai thác than của nền kinh tế đầu tàu châu Â

Tuy nhiên, động thái đóng cửa mỏ than nói trên không đồng nghĩa với việc Đức chấm dứt sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch này. Các nhà máy sản xuất điện và thép tại đây sẽ nhập khẩu hoàn toàn nguồn than đá từ nước ngoài. Theo thống kê trong năm nay, than đá vẫn chiếm khoảng 13% trong tổng số nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng tại Đức. 

Trước đó, năm 2007, Chính phủ Đức, cùng hai bang có trữ lượng than đá lớn gồm North Rhine-Westphalia và Saarland, và nghiệp đoàn khai mỏ IG BCE đã nhất trí "khai tử" hoạt động khai thác than tại nước này vốn tạo việc làm cho khoảng 33.000 người.   

Hiện vẫn có khoảng 3.500 công nhân làm việc trong ngành công nghiệp than đá của Đức. Các biện pháp điều chỉnh chính sách nghỉ hưu sớm của chính phủ nước này đã góp phần đảm bảo giảm số lượng thợ mỏ mà không gây ảnh hưởng đến các nhân viên ở một số bộ phận khác.

Minh Tâm (TTXVN)
Khí đốt sẽ vượt than đá trở thành nguồn năng lượng lớn thứ 2 thế giới
Khí đốt sẽ vượt than đá trở thành nguồn năng lượng lớn thứ 2 thế giới

Khí đốt tự nhiên sẽ vượt than đá trở thành nguồn năng lượng lớn thứ 2 thế giới sau dầu mỏ vào năm 2030 do nỗ lực cắt giảm ô nhiễm không khí và sự gia tăng sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN