Vừa qua, nghị sĩ Đức Sevim Dagdelen đã lên án Ukraine khi chấm dứt thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Nga cũng như kêu gọi chính phủ Đức khởi động lại tuyến đường ống khí đốt Nord Stream 2.
Ngày 30/12, Chính phủ Đức đã cáo buộc tỷ phú Elon Musk cố gắng tác động đến cuộc bầu cử của nước này dự kiến được diễn ra vào tháng 2/2025.
Thủ tướng Olaf Scholz đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, làm sâu sắc thêm tình trạng hỗn loạn chính trị tại một trong những nền kinh tế hùng mạnh nhất "lục địa già".
Chính phủ Đức vừa tuyên bố ủng hộ Ukraine không chỉ thông qua viện trợ quân sự mà còn thông qua viện trợ kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân là điều cần thiết để hỗ trợ cho các nỗ lực của nhà nước.
Chính phủ Đức ngày 17/10 đã công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, gồm tên lửa dẫn đường AIM-9L, 4.000 thiết bị bay không người lái (UAV) tấn công và hơn 300 UAV trinh sát.
Ngày 13/10, một nguồn tin Chính phủ Đức cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ thăm nước này vào tuần tới sau khi phải hủy kế hoạch trước đó do bão Milton.
Ngày 30/9, Chính phủ Đức thông báo đã điều một máy bay của Không quân đến Liban để đưa một số nhân viên đại sứ quán tại Beirut, người thân của họ và công dân Đức có sức khỏe kém về nước.
Ngày 23/9, Chính phủ Đức tổ chức một cuộc họp khẩn để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô đang gặp khó khăn của nước này.
Ngày 8/9, Thủ tướng Olaf Scholz cam kết Chính phủ Đức sẽ nỗ lực hết sức để làm rõ hành vi phá hoại đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc và buộc những đối tượng liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chính phủ Đức sẽ tặng 100.000 liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) từ kho dự trữ quân sự của nước này để hỗ trợ các nước châu Phi khống chế sự bùng phát dịch bệnh này trong ngắn hạn cũng như cung cấp viện trợ cho các quốc gia bị ảnh hưởng.
Ngày 16/8, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết chính phủ liên minh nước này đã đạt được nhất trí về các giải pháp bù đắp khoản thâm hụt 17 tỷ euro (18,72 tỷ USD) trong ngân sách năm 2025.
Chính phủ Đức cho biết họ đã "lưu ý" những tuyến bố của Tổng thống Vladimir Putin, người nói rằng Nga có thể có biện pháp đối phó nếu Mỹ triển khai thêm nhiều tên lửa tầm xa hơn ở Đức theo kế hoạch.
Ngày 24/7, Chính phủ Đức thông báo kế hoạch tổ chức cuộc bầu cử Hạ viện tiếp theo vào ngày 28/9/2025, phù hợp với hiến pháp về việc tổ chức tổng tuyển cử 4 năm/lần.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 22/7, Chính phủ Đức khẳng định không ủng hộ chính sách của Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ Palestine.
Ngay cả khi chính phủ Đức có động thái cấm các linh kiện do Huawei và ZTE của Trung Quốc sản xuất khỏi các bộ phận cốt lõi của mạng 5G tại nước này, một số công ty Đức vẫn tìm cách hợp tác với các công ty Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng khác.
Ngày 26/6, Chính phủ Đức đã thông qua dự thảo luật, trong đó siết chặt các quy định, tạo điều kiện để các cơ quan chức năng dễ dàng trục xuất những người nước ngoài tán dương hành động khủng bố.
Chính phủ Đức ngày 2/5 thông báo Thủ tướng nước này Olaf Scholz và người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu đã có cuộc điện đàm, thảo luận về cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, trong đó có nội dung về thỏa thuận ngừng bắn.
Báo cáo kinh tế hằng năm của Chính phủ Đức rất ảm đạm và mọi hy vọng rằng tình hình có thể khởi sắc trở lại vào năm 2024 đã "tan thành mây khói".
Theo phóng viên TTXVN tại CHLB Đức, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 21/2 xác nhận việc Chính phủ Đức điều chỉnh giảm triển vọng nền kinh tế lớn nhất châu Âu này trong năm 2024.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, một số nguồn tin thân cận với Chính phủ Đức cho biết nước này nhiều khả năng sẽ chấp thuận Đạo luật Trí tuệ nhân tạo (AI) của Liên minh châu Âu (EU).