Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á

Những năm gần đây, một số nhà chế tạo Trung Quốc đã bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất tới các quốc gia Đông Nam Á như Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, do chi phí sản xuất trong nước gia tăng. 

Chú thích ảnh
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Sản phẩm Du lịch Ngoài trời Yakena ở Yangon, Myanmar. Ảnh minh họa: Reuters

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện nay càng thúc đẩy xu hướng trên, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị thấp và sử dụng ít công nghệ. Trong khi đó, một số ít doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc cố gắng “né” tác động của cuộc chiến này thông qua việc xuất hàng qua các nước thứ ba. 

Tổng Vụ đầu tư và quản lý doanh nghiệp Myanmar (DICA) cho biết, trong 12 tháng tính đến tháng 4, giá trị các dự án của Trung Quốc được thông qua tại nước này đã tăng 585 triệu USD. Sự chuyển hướng của doanh nghiệp Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp của Myanmar. 

Theo báo cáo về Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) tại Myanmar của Nikkei, trong tháng 5, các doanh nghiệp đã chứng kiến mức tăng lực lượng lao động mạnh nhất kể từ năm 2015, trong khi sản xuất chạm mốc cao nhất trong 13 tháng. 

ACMEX Group, một doanh nghiệp sản xuất lốp tại tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) cho biết, cách đây 2 năm, doanh nghiệp này đã bắt đầu sản xuất lốp tại Việt Nam, Thái Lan và Malaysia để tận dụng nguồn lao động và nguyên liệu thô có chi phí thấp hơn, đồng thời tránh các mức thuế mới của Mỹ. ACMEX Group dự kiến tăng tỷ lệ lốp sản xuất tại nước ngoài từ 20% lên 50%. 

Trong khi đó, ông Liang Ming, Giám đốc Viện Ngoại thương thuộc Học viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc, trực thuộc Bộ Thương mại, đã bác bỏ lập luận cho rằng các doanh nghiệp trong nước đang chuyển hoạt động khỏi quê hương với số lượng lớn. Theo ông Liang, chỉ một số ít doanh nghiệp rời đi, giữa bối cảnh động thái này có nguy cơ khiến doanh nghiệp chịu thiệt hại lớn hơn, một khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại, qua đó chấm dứt cuộc chiến thương mại hiện nay giữa hai nước. 

Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra vào cuối tuần này tại Nhật Bản, để dàn xếp tranh chấp thương mại song phương.

Trà My (TTXVN)
Thêm 4 doanh nghiệp Trung Quốc gia nhập Top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới
Thêm 4 doanh nghiệp Trung Quốc gia nhập Top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới

Theo báo cáo của nhà cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin trên toàn cầu WPP và công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Kantar Millward Brown, có 9 tên tuổi mới gia nhập bảng xếp hạng BrandZ 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới 2019, trong đó có 4 tên tuổi đến từ Trung Quốc - con số lớn nhất trong số các quốc gia.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN