Dịch COVID-19: Eurovision hạn chế số lượng khán giả xem trực tiếp

Báo de Telegraaf ngày 31/3 đưa tin cuộc thi giọng hát hay châu Âu Eurovision năm 2021 dự kiến diễn ra tại thành phố Rotterdam của Hà Lan vào tháng 5 tới sẽ hạn chế số lượng khán giả xem trực tiếp. 

Chú thích ảnh
Cuộc thi Eurovision dự kiến diễn ra tại thành phố Rotterdam,Hà Lan. Ảnh: eurovision.tv

Báo dẫn lời một số quan chức Hà Lan cho biết tối đa 3.500 khán giả ở Hà Lan sẽ được xem trực tiếp các buổi diễn tập, vòng bán kết và chung kết. Đây sẽ là một trong những sự kiện được tổ chức tại Hà Lan theo hình thức "fieldlab" (tạm dịch là chuột thí nghiệm), theo đó chỉ cho phép một nhóm hạn chế người tới rạp chiếu phim, trung tâm hội nghị và trận đấu bóng đá.

Hồi tháng 2, ban tổ chức Eurovision cho biết sẽ có một số chương trình mà khán giả tham dự phải đảm bảo giãn cách xã hội, tuy nhiên không nêu cụ thể số lượng khán giả được phép theo dõi trực tiếp tại sân khấu.  

Tham gia Eurovision năm nay có thí sinh đến từ 39 nước. Các khán giả muốn theo dõi trực tiếp chương trình này phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Cuộc thi giọng hát hay châu Âu Eurovision năm nay dự kiến sẽ thu hút khoảng 200 triệu khán giả theo dõi qua truyền hình.
Tuần trước, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thông báo lệnh giới nghiêm toàn quốc và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh khác sẽ được gian hạn 3 tuần, tức đến cuối tháng 4 do số ca lây nhiễm tăng.

Đến nay, Hà Lan ghi nhận tổng cộng hơn 1,2 triệu ca nhiễm và 16.500 ca tử vong do COVID-19. 
Tại Anh, ngày 30/3 ban tổ chức lễ hội âm nhạc Glastonbury thông báo chương trình biểu diễn âm nhạc có sự tham gia của nhóm nhạc Coldplay sẽ được tổ chức theo hình thức livestream vào ngày 22/5, tức 1 tuần sau khi các lệnh cấm sự kiện tổ chức ngoài trời hết hiệu lực. Nơi diễn ra sự kiện là điền trang nổi tiếng ở phía Tây Nam England. Năm nay là mùa Hè thứ 2 liên tiếp sự kiện âm nhạc này bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19.

Đánh giá về tình hình dịch bệnh trong nước

Ngày 31/3 Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho rằng làn sóng thứ 3 của dịch COVID-19 ở nước này có thể chạm đỉnh điểm trong 7 đến 10 ngày tới nhờ lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ 3 được Tổng thống Emmanuel công bố ngày 30/3.

Theo ông Veran, số bệnh nhân COVID-19 cần điều trị trong các phòng chăm sóc đặc biệt có thể lên mức cao nhất vào cuối tháng 4, nếu đúng theo dự liệu của chính phủ nước này khi thực hiện lệnh phong tỏa. 

Từ tháng 2/2021 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày tại Pháp đã tăng gấp 2 lần, lên mức trung bình gần 40.000 ca/ngày. Số bệnh nhân COVID-19 cần chăm sóc đặc biệt đã lên tới 5.000 người trong tuần này, vượt mức đỉnh dịch khi Pháp áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc trong 6 tuần hồi cuối năm ngoái. 

Theo thông báo mới nhất của Thủ tướng Pháp ngày 1/4, nước này sẽ cấm bán đồ uống có cồn tại các công viên và khu vực công cộng ngoài trời, trong khi các trường học cũng buộc phải đóng cửa trong thời gian thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc.

Lan Phương (TTXVN)
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hà Lan gia hạn lệnh giới nghiêm
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hà Lan gia hạn lệnh giới nghiêm

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Hà Lan sẽ tiếp tục gia hạnlệnh phong tỏa và giới nghiêm. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN