Dấu hiệu lạc quan trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên 

Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi Triều Tiên là “cường quốc hạt nhân”, đồng thời cho biết ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên "có mối quan hệ tốt”. 

Chú thích ảnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc gặp tại làng Panmunjom ở biên giới liên Triều ngày 30/6/2019. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu trong buổi họp báo sau lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Trump cho biết ông “rất thân thiện” với nhà lãnh đạo Triều Tiên và "chúng tôi có mối quan hệ tốt”.

Ông cũng gọi Triều Tiên là “cường quốc hạt nhân”, một thuật ngữ mà theo giới quan sát có thể được coi là sự công nhận của Washington đối với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Trong phiên điều trần phê chuẩn của Thượng viện vào tuần trước, ứng cử viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cũng gọi Triều Tiên là "cường quốc hạt nhân". 

Phát biểu của Tổng thống Trump được đưa ra trong bối cảnh có nhiều kỳ vọng rằng ông có thể tìm cách khôi phục ngoại giao trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã có 3 cuộc gặp trực tiếp với ông Kim Jong Un, bao gồm hội nghị thượng đỉnh lịch sử đầu tiên tại Singapore vào năm 2018, một cuộc gặp tại Việt Nam năm 2019 và một lần tại Khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên. Mặc dù vậy vẫn tồn tại nhiều sự không chắc chắn đối với triển vọng tái thiết lập quan hệ Mỹ-Triều.

Đài Trang (TTXVN)
Triển vọng đối thoại Mỹ - Triều Tiên thời chính quyền Trump 2.0
Triển vọng đối thoại Mỹ - Triều Tiên thời chính quyền Trump 2.0

Đối thoại giữa Mỹ và Nga về cuộc xung đột ở Ukraine có thể là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN