Đa số trường hợp tử vong vì COVID-19 vong tại Thái Lan chưa được tiêm chủng

Một khảo sát do Cục Kiểm soát Dịch bệnh (DDC) thuộc Bộ Y tế Thái Lan thực hiện cho thấy số người đã được tiêm chủng đầy đủ ở nước này tử vong vì dịch COVID-19 chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tỷ lệ những người chưa được tiêm phòng.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân tử vong do COVID-19 tới nhà xác bệnh viện ở tỉnh Pathum Thani, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, DDC đã theo dõi hồ sơ tiêm chủng của 13.637 trường hợp tử vong trên toàn quốc và phát hiện ra rằng 1.967 người trong số đó, tương đương 14,4%, đã được tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên. 

Cuộc khảo sát cho thấy có 107 trường hợp tử vong ở những người đã tiêm hai liều, chỉ chiếm 0,8% tổng số, trong khi 8.803 trường hợp tử vong, tương đương 64,6%, là những người chưa được tiêm phòng. Có 2.760 trường hợp tử vong, tương đương 20,2%, không thể phân loại trong bất kỳ nhóm cụ thể nào do không có hồ sơ tiêm chủng trong cơ sở dữ liệu hoặc do thông tin mâu thuẫn.

Tuy nhiên, DDC không chia nhỏ các số liệu cho các loại vaccine khác nhau đang được sử dụng ở Thái Lan. Cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 25/7 đến ngày 9/9, trong đó những người từ 60 tuổi trở lên chiếm đa số. Kết quả được Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) công bố ngày 13/9.

Hơn 60% số người tử vong được khảo sát ở vùng đô thị Bangkok mở rộng và 5% ở các tỉnh biên giới phía Nam. Đây được coi là những khu vực nguy hiểm nhất bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.  
Đến nay, hơn 27 triệu người trên khắp Thái Lan đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 và khoảng 12 triệu người đã được tiêm mũi thứ hai. Tính đến ngày 12/9, chỉ có 7/77 tỉnh ở Thái Lan, gồm thủ đô Bangkok, Pathum Thani, Samut Sakhon, Samut Prakan, Chachoengsao, Chon Buri và Phuket, đã có hơn một nửa dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19. 

Theo Tiến sĩ Udom Kachintorn, cố vấn chính của CCSA, hai tuần tới sẽ rất quan trọng cho việc đưa ra quyết định vào cuối tháng này về việc có nới lỏng hơn nữa những hạn chế để phòng chống dịch hay không. 

Thái Lan sáng 13/9 thông báo ghi nhận 12.583 ca nhiễm mới, mức thấp nhất kể từ ngày 21/7, nâng tổng số các ca nhiễm từ trước tới nay lên 1.394.756, trong đó có 1.248.377 bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục. Nước này cũng ghi nhận thêm 132 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số người thiệt mạng vì COVID-19 từ đầu  đại dịch lên 14.485. Thủ đô Bangkok tiếp tục là địa phương có số ca nhiễm mới và tử vong cao nhất, với 3.239 ca nhiễm mới và 23 người không qua khỏi.

Người phát ngôn CCSA Taweesilp Visanuyothin cho biết xu hướng gia tăng ở một số quận tại Bangkok có thể liên quan đến quyết định của chính phủ về việc nới lỏng hạn chế, khiến người dân đổ xô đến các khu mua sắm, nhà hàng và những địa điểm nổi tiếng khác.

* Tại Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao nước này ngày 13/9 quyết định gia hạn cảnh báo "Chú ý đặc biệt về du lịch" đến hết ngày 13/10 tới. Cảnh báo này áp dụng với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Ngoại giao lần đầu ban cảnh báo "Chú ý đặc biệt về du lịch" vào tháng 3/2020 và đến nay đã có tổng cộng 7 lần ban cảnh báo cùng với liên tục gia hạn. Cảnh báo "Chú ý đặc biệt về du lịch" được ban bố trong trường hợp nguy hiểm khẩn cấp, áp dụng trong thời gian ngắn, có hiệu lực trên cảnh báo du lịch mức 2 (hạn chế du lịch) và dưới mức 3 (khuyến nghị sơ tán). 

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã quyết định gia hạn "Cảnh báo đặc biệt về du lịch" sau khi cân nhắc đến tình hình các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang lây lan rất phức tạp, nhiều quốc gia vẫn đang áp dụng lệnh cấm hoặc hạn chế nhập cảnh. Với lần gia hạn này, bộ khuyến nghị người dân Hàn Quốc nếu đang lên kế hoạch du lịch nước ngoài thì nên hủy hoặc hoãn chuyến đi. Đối với những công dân Hàn Quốc đang cư trú tại nước ngoài thì cần đặc biệt chú ý không để bị thiệt hại do COVID-19.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp tục thu thập ý kiến của cơ quan phòng dịch, các ban ngành hữu quan, cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc đóng tại nước ngoài, đồng thời xem xét tỷ lệ tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 ở cả trong và ngoài nước, cũng như thỏa thuận công nhận chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 với các nước để tiến tới dỡ bỏ dần lệnh này.

Ngọc Quang - Anh Nguyên (TTXVN)
Đông Nam Á với lộ trình mở cửa trở lại
Đông Nam Á với lộ trình mở cửa trở lại

Tờ Bloomberg nhận định lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á đang tìm lộ trình để mở cửa trở lại nền kinh tế theo hướng vừa khống chế dịch COVID-19 mà vẫn để người dân có thể hoạt động, từ các nhà máy sản xuất ở Malaysia, cửa hàng cắt tóc tại Manila cho đến những tòa nhà văn phòng thuộc Singapore.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN