COVID-19 tại ASEAN hết ngày 23/6: Số ca bệnh tăng mạnh ở Indonesia, Philippines

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 23/6, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thêm 2.324 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng trên 3.930 người.

Chú thích ảnh
 Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi chờ lên xe buýt tại Manila, Philippines, ngày 18/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN vẫn chỉ có hai quốc gia Indonesia và Philippines ghi nhận ca tử vong vì virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).

Indonesia dịch bệnh chưa hề thấy dấu hiệu hạ nhiệt và hiện nước này đang dẫn đầu toàn khu vực về số bệnh nhân cũng như nạn nhân tử vong do đại dịch. Trong ngày, khu vực có đến 7 nước ghi nhận các ca mắc mới. Campuchia ghi nhận thêm một ca dương tính sau nhiều ngày bình yên.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 3.935 người dân ở khu vực này, tăng 44 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 134.854 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 75.708 trường hợp.

Singapore vẫn là quốc gia ASEAN có số ca mắc cao nhất. Về tổng thể, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại hai nước Indonesia và Philippines.

Chú thích ảnh
 Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Jakarta, Indonesia ngày 23/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Ngược lại, các nước khác trong khu vực đang kiểm soát tốt địch bệnh và đời sống kinh tế-xã hội bắt đầu trở lại nhịp. Nhiều nước ASEAN đang đẩy nhanh quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.

Về tổng thể, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại hai nước Indonesia và Philippines, xét cả về số ca mắc bệnh mới và ca tử vong phát sinh.

Trong khi đó, các nước khác trong khu vực đang kiểm soát tốt địch bệnh và đời sống kinh tế-xã hội bắt đầu trở lại nhịp. Nhiều nước ASEAN đang đẩy nhanh quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.

Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN tới hết ngày 23/6

Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi
Indonesia 47,896 +1,051 2,535 +35 19,241
Singapore 42,432 +119 26   35,995
Philippines 31,825 +1,143 1,186 +9 8,442
Malaysia 8,590 +3 121   8,186
Thái Lan 3,156 +5 58   3,023
Việt Nam 349       328
Myanmar 292 +2 6   204
Brunei 141   3   138
Campuchia 130 +1     127
Timor-Leste 24       24
Lào 19       19
Chú thích ảnh
 Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại ga xe lửa ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 18/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Trong 1 ngày qua, Indonesia ghi nhận 1.051 ca mắc bệnh COVID-19, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia này lên 47.896 ca.

Quan chức Bộ Y tế Indonesia Achmad Yurianto cho biết số người tử vong vì dịch bệnh tăng thêm 35 người, lên tổng số 2.535 người. Indonesia là quốc gia có số ca tử vong vì dịch bệnh cao nhất tại khu vực Đông Á, không tính Trung Quốc, nơi dịch bệnh khởi phát.

Trong diễn biến liên quan, ngày 23/6, Phó Chủ tịch phụ trách hoạt động đầu tư của Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), có trụ sở tại Trung Quốc, ông D.J Pandian cho biết AIIB và các ngân hàng khác đã cung cấp khoản vay trị giá 1 tỷ USD cho Chính phủ Indonesia nhằm hỗ trợ quốc gia này tăng cường mạng lưới an toàn xã hội, cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe và giảm thiểu tác động kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.

Chú thích ảnh
 Nhân viên phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Surakarta, Indonesia, ngày 18/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Khoản vay được giải ngân theo 2 giai đoạn giải ngân. Giai đoạn thứ nhất, Indonesia sẽ nhận hỗ trợ 750 triệu USD để kích thích phát triển kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), hỗ trợ xã hội cho các gia đình nghèo và củng cố hệ thống dịch vụ y tế công cộng. Đây là nguồn kinh phí được kết hợp giữa các quỹ của AIIB và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Nguồn vốn này thuộc kế hoạch đồng tài trợ của hai ngân hàng trên. 

Khoản giải ngân thứ hai trị giá 250 triệu USD nhằm hỗ trợ Indonesia cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân, bao gồm các cơ sở chăm sóc y tế hiện có, nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, phòng ngừa dịch bệnh và hoạt động điều phối của chính phủ. Nguồn vốn này được AIIB phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) cung cấp cho Indonesia.

Ngày 23/6, Australia thông báo sẽ giải ngân tổng cộng 4,9 triệu USD Australia (3,3 triệu USD Mỹ) cho Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ các nỗ lực ứng phó với đại dịch COVID-19 của Indonesia.

Chú thích ảnh
 Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một nhà hàng ở Manila, Philippines, ngày 18/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Ngày 23/6, Bộ Y tế Philippines thông báo thêm 1.150 ca mắc bệnh COVID-19 tại quốc gia này.

Đây cũng là mức tăng trong ngày cao nhất được ghi nhận kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Philippines.

Theo thông báo của bộ trên, tổng số ca mắc bệnh COVID-19 tại Philippines hiện đã lên mức 31.835 ca, trong đó có 1.186 ca tử vong, tăng 9 ca so với một ngày trước đó.

Chú thích ảnh
 Nhân viên đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 29/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Tờ Vientiane Times số ra ngày 23/6 đưa tin Mỹ đã cấp bổ sung 2,5 triệu USD thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) để hỗ trợ Lào chống dịch bệnh COVID-19.

Báo trên dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Lào Peter M. Haymond cho biết qua khoản hỗ trợ bổ sung này Washington tái khẳng định cam kết đối với quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Lào. Khoản tiền này sẽ được dùng cho các công việc nhằm giảm thiểu và ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Trong khuôn khổ khoản bổ sung này, USAID cũng sẽ hỗ trợ các phòng thí nghiệm tại Lào trong công tác chẩn đoán và phát hiện các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch.
Theo Đại sứ Peter M. Haymond, tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ đã hỗ trợ Lào tổng cộng hơn 7,5 triệu USD trong cuộc chiến chống COVID-19.

Chú thích ảnh
 Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 2/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong tháng 2/2020, Mỹ đã cung cấp các trang thiết bị y tế để giúp các nhân viên y tế tuyến đầu của Lào đảm bảo an toàn trong công tác chữa trị cho bệnh nhân COVID-19. Trong tháng 3/2020, USAID tiếp tục được phân bổ 1,9 triệu USD để hỗ trợ Lào chống COVID-19 và trong tháng 5/2020, thông qua Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), Washington tiếp tục cấp thêm cho Lào 3,17 triệu USD. Trong 20 năm qua Mỹ đã chi gần 92 triệu USD cho hợp tác y tế với Lào.

Hết ngày 23/6, Lào đã không còn bệnh nhân COVID-19 sau khi cả 19 trường hợp đều hồi phục và xuất viện. Nước này cũng không có ca tử vong nào vì virus SARS-CoV-2.

Trong 24 giờ qua, các quốc gia ASEAN khác như Việt Nam, Brunei, Timor Leste đều không xuất hiện ca nhiễm mới trong ngày 23/6.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Tạo việc làm và sinh kế cho người lao động ASEAN sau đại dịch COVID-19
Tạo việc làm và sinh kế cho người lao động ASEAN sau đại dịch COVID-19

Chiều 23/6, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 23 đã ra Tuyên bố chung.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN