Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Timor Leste và Campuchia. Nhìn chung, Đông Nam Á đang là một trong những điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” đang quay đầu tăng mạnh cả số ca mắc mới và ca tử vong. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất châu Á, số ca bệnh mới của nước này còn cao nhất kể từ đầu dịch tới nay trong nhiều ngày liên tiếp. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia cao hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại, đồng thời cũng cao nhất châu Á (hơn cả Ấn Độ).
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn khá nghiêm trọng ở Philippines, song đang có chiều hướng giảm trong mấy ngày gần đây. Trong ngày 5/7, Philippines đã không còn là quốc gia có số ca mắc và tử vong cao của khu vực nữa.
Malaysia tình hình vẫn vô cùng đáng quan ngại. Nước này hiện cũng là một trong những điểm dịch nóng của khu vực, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh suốt mấy tuần vừa qua.
Ngày 5/7, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ hai Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 77 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ 2 trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định phong tỏa toàn quốc trong hơn 1 tuần qua với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu diễn biến của dịch COVID-19.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 5/7 ghi nhận thêm trên 6.166 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 50 người, giảm đôi chút so với mấy ngày qua. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng trở lại, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại.
Campuchia dịch bệnh đang ở tình trạng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 896 bệnh nhân mới và 28 ca tử vong trong một ngày qua. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành. Thủ đô Phnom Penh vẫn là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.
Trong ngày 5/7, Singapore sau nhiều ngày bình yên nay cũn đã ghi nhận các ca bệnh mới.
Việt Nam ngày 5/7 cũng ghi nhận tới 1.102 ca dương tính, qua đó lần đầu tiên Việt Nam có số ca mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ cao hơn mốc 1.000 trường hợp.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 98.502 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 757 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 5.145.404 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 4.372.915 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên sau khi chủng virus Delta lây lan mạnh. Trong 24 giờ qua, trù Brunei và Myanmar, 9 nước thành viên ASEAN còn lại đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 5/7:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
2,313,829 |
+29,745 |
61,140 |
+558 |
1,942,690 |
Philippines |
1,441,746 |
+5,392 |
25,192 |
+43 |
1,364,960 |
Malaysia |
785,039 |
+6,387 |
5,574 |
+77 |
710,018 |
Thái Lan |
289,233 |
+6,166 |
2,276 |
+50 |
223,437 |
Myanmar |
165,405 |
|
3,419 |
|
3,419 |
Singapore |
62,630 |
+13 |
36 |
|
62,299 |
Campuchia |
55,187 |
+896 |
748 |
+28 |
47,386 |
Việt Nam |
20,261 |
1,102 |
86 |
|
7,819 |
Timor-Leste |
9,512 |
+36 |
25 |
+1 |
8,562 |
Lào |
2,300 |
+56 |
3 |
|
2,075 |
Brunei |
262 |
|
3 |
|
250 |
Ngày 5/7, Chính phủ Indonesia đã quyết định kéo dài thời gian áp đặt lệnh hạn chế các sinh hoạt cộng đồng (PPKM) quy mô nhỏ đối với các khu vực bên ngoài đảo Java và Bali từ ngày 6-20/7 tới.
Phát biểu họp báo trực tuyến, Chủ tịch Ủy ban Xử lý COVID-19 và phục hồi kinh tế quốc gia (KPC-PEN) Airlangga Hartarto cho biết PPKM quy mô nhỏ sẽ được siết chặt tại các khu vực được xếp hạng 4 cấp dựa trên các tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ông Airlangga – người cũng đang giữ chức Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề kinh tế, cho hay 75% số lao động tại các khu vực xếp hạng 4 sẽ làm việc tại nhà và 50% đối với các khu vực còn lại.
Các trung tâm mua sắm tại khu vực cấp 4 chỉ được mở cửa đến 17h hằng ngày và được phép hoạt động với 25% công suất tối đa. Địa điểm thờ tự tại khu vực cấp 4 buộc phải đóng cửa, trong khi các trường học chỉ tổ chức dạy trực tuyến. Các khu vực khác thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và văn hóa và Bộ Tôn giáo.
Trước đó, Chính phủ Indonesia cũng đã áp đặt PPKM khẩn cấp tại 122 quận, huyện thuộc 7 tỉnh và thành phố trên hai hòn đảo Java và Bali trong thời gian từ ngày 3-20/7.Indonesia dự báo số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng trong 12 ngày tới
Ngày 5/7, Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani đề nghị Chính phủ giải quyết ngay tình trạng thiếu oxy y tế cho các bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là ở Java và Bali.
Tuyên bố bằng văn bản cho biết, bên cạnh tình trạng khan hiếm giường bệnh tại các bệnh viện, một vấn đề hiện không kém phần cấp bách cần khắc phục là tình trạng khan hiếm oxy cho bệnh nhân COVID-19. Chính quyền trung ương phải vào cuộc một cách hệ thống và nhanh chóng hơn để xử lý vì tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân đang được điều trị. Vấn đề khan hiếm oxy không thể được giải quyết chỉ bằng các phương tiện phản ứng mà phải được dự đoán sớm nhất có thể.
Bà Puan đề nghị chính phủ thực hiện ngay chính sách chuyển hướng oxy phục vụ nhu cầu công nghiệp thành oxy y tế. Ngoài ra, việc giám sát chuỗi cung ứng oxy từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng phải được chính phủ quan tâm.
Chính phủ Indonesia đã quyết định 90% sản lượng oxy quốc gia sẽ được sử dụng cho nhu cầu y tế. Chính sách này phải được thực hiện ngay lập tức để đề phòng các tình huống khẩn cấp khi số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng. Số liệu của Bộ Y tế Indonesia cho thấy nước này ngày 5/7 đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất kể từ đầu dịch, với 29.745 ca, và 558 ca tử vong do bệnh này, nâng tổng số ca mắc và tử vong ở đây lần lượt lên thành 2.313.829 ca và 61.140 ca.
Tại Thái Lan, gần 8.000 khách du lịch nước ngoài đã nộp đơn xin Giấy chứng nhận nhập cảnh (CoE) thông qua các đại sứ quán và lãnh sự quán Thái Lan trên khắp thế giới kể từ khi nước này bắt đầu giai đoạn thử nghiệm “Hộp cát Phuket” từ ngày 1/7, trong kế hoạch mở cửa trở lại du lịch đầy tham vọng của quốc gia Đông Nam Á này.
Cục trưởng Cục Lãnh sự Chatchai Viriiyavejakul cho biết nhiều du khách nước ngoài rất quan tâm đến việc thí điểm đón khách nước ngoài tại hòn đảo nghỉ dưỡng Phuket. Truyền thông sở tại ngày 5/7 dẫn lời ông Chatchai nói rằng kể từ khi chương trình "Hộp cát Phuket" bắt đầu, 7.890 khách du lịch nước ngoài đã đăng ký CoE. Bộ Ngoại giao Thái Lan đã triển khai thêm nhân viên để hỗ trợ đẩy nhanh việc kiểm tra tại sân bay.
Trong khi đó, Giám đốc Văn phòng Phuket của Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) Nanthasiri Ronnasiri cho biết hơn 1.300 du khách nước ngoài đã tới Phuket trong 3 ngày đầu tiên triển khai mô hình hộp cát miễn cách ly đối với du khách đã được tiêm chủng đầy đủ và có giấy chứng nhận không mắc COVID-19 trong vòng 72 giờ.
Chính phủ Thái Lan hy vọng sẽ có khoảng 100.000 du khách nước ngoài tới Phuket trong quý III năm nay, tạo ra doanh thu khoảng 8,9 tỉ baht (277 triệu USD). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khách sạn đang đặt hy vọng vào mô hình “Hộp cát Phuket” để đẩy nhanh sự phục hồi du lịch và cứu ngành này khỏi một năm mất mát nữa, bất chấp những rủi ro và sự không chắc chắn liên quan đến đại dịch COVID-19.
Thái Lan đã lên kế hoạch từng bước mở cửa lại đất nước cho khách du lịch nước ngoài, bắt đầu với Phuket và sau đó sẽ mở rộng sang các điểm du lịch khác như Koh Samui, Koh Tao và Koh Phangan, cuối cùng là hiện thực hóa mục tiêu mở cửa trở lại đất nước vào tháng 10 tới.