Chuyên gia Ấn đề xuất lập lực lượng bảo vệ bờ biển chung đối phó Trung Quốc

Ông Jayadeva Ranade, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc về Phân tích và Chiến lược (CCAS) của Ấn Độ, nhận định: với việc triển khai giàn khoan dầu Hải Dương-981 trị giá 1 tỷ USD, Trung Quốc đã chọn cách làm leo thang mạnh mẽ căng thẳng trong khu vực.

Ngoài ra, việc 81 tàu có vũ trang của Trung Quốc hộ tống giàn khoan cũng truyền đi một thông điệp hoàn toàn không thể nhầm lẫn tới tất cả các nước trong khu vực rằng Bắc Kinh nhất quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nếu cần thiết bằng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. 

Tàu Trung Quốc tìm cách chặn tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan mà Trung Quốc hạ đặt trái phép. Ảnh: TTXVN


Theo ông Jayadeva Ranade, các nước trong khu vực phải lường trước mọi tình huống trong tương lai gần khi Trung Quốc thống trị vùng biển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và kiểm soát các tuyến hàng hải.

Với vị thế và sức mạnh của Trung Quốc, các nước khác trong khu vực xem ra không có nhiều giải pháp ngoài việc phải phối hợp với nhau nhằm bảo đảm rằng các tuyến hàng hải quốc tế và thương mại trên biển phải được tự do thông thương. Họ cũng có thể hợp tác để cố gắng bảo đảm rằng các vùng lãnh thổ có tranh chấp, dù trên đất liền hay trên biển đều không được giải quyết bằng vũ lực.

Điều này sẽ chỉ có thể nếu tất cả các nước trong khu vực quyết định cùng nhau thảo luận vấn đề với Bắc Kinh và thành lập một lực lượng bảo vệ bờ biển chung.


T.N
Người Việt tại Canada biểu tình phản đối Trung Quốc
Người Việt tại Canada biểu tình phản đối Trung Quốc

Tại Ottawa…, hơn 200 người ở mọi lứa tuổi, mặc áo in hình cờ đỏ sao vàng, giương cao những lá cờ tổ quốc, cùng các băng rôn, biểu ngữ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động xâm lược Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN