Chủ tịch đảng Bảo thủ khẳng định Anh không thể ở lại liên minh thuế quan EU

Chủ tịch đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh, ông Brandon Lewis, ngày 17/1 cho biết Vương quốc Anh không thể ở lại liên minh thuế quan hiện tại với Liên minh châu Âu (EU) bởi London đặt ưu tiên đạt được các thỏa thuận thương mại quốc tế hậu Brexit.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Anh Theresa May (giữa) và Chủ tịch đảng Bảo thủ Brandon Lewis (trái) sau cuộc họp ở London ngày 8/1. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo ông Lewis, các thành viên cấp cao của Chính phủ và Hạ viện sẽ nhóm họp trong ngày 17/1 để tìm ra một thỏa thuận Brexit thỏa hiệp. Ông cho biết: "Chúng tôi sẽ lắng nghe điều người dân muốn nói". Tuy nhiên, ông loại trừ việc ở lại liên minh thuế quan, cũng như khả năng tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về Brexit.

Phát biểu trên đài BBC, ông Lewis khẳng định: "Một trong những điều chúng ta cần làm là đạt các thỏa thuận thương mại quốc tế để có thể giao thương toàn cầu và có một chính sách thương mại độc lập. Điều đó có nghĩa chúng ta không thể ở lại liên minh thuế quan EU".

Nhận định trên được đưa ra sau khi Hạ viện Anh đã bác bỏ thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Theresa May và các lãnh đạo EU đã nhất trí hồi cuối năm 2018, làm dấy lên kịch bản một cuộc trưng cầu dân ý mới về việc Anh rời khỏi EU, hoặc khả năng Brexit vẫn diễn ra mà không có thỏa thuận. Phát biểu của ông Lewis dường như nhằm đáp lại một gợi ý trước đó của Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier. Ông Barnier cho biết EU sẵn sàng thảo luận với Anh về một thỏa thuận khác, nhưng chỉ khi London thay đổi những yêu cầu cốt lõi của mình, theo đó London có thể từ bỏ ý định rời khỏi liên minh thuế quan với EU và thị trường đơn nhất.

Phát biểu trước thềm cuộc gặp với Hạ viện nhằm phá vỡ thế bế tắc hiện nay, Thủ tướng May kêu gọi các lãnh đạo đảng phái vì lợi ích chung để tìm một con đường tiến lên phía trước. Bà khẳng định: "Giờ là lúc phải gạt lợi ích riêng ra bên cạnh". Bà cũng một lần nữa bác bỏ khả năng tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về Brexit, cảnh báo việc này sẽ hủy hoại niềm tin vào nền dân chủ khi 17,4 triệu người dân đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2016. Bà nhấn mạnh: "Tôi tin rằng nhiệm vụ của tôi là thực hiện nguyện vọng của người dân Anh rời EU, và tôi sẽ làm như vậy".

Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair cho rằng việc trì hoãn Brexit hiện giờ là không thể tránh khỏi sau khi các nghị sĩ Anh đã bác bỏ thỏa thuận Brexit. Trả lời phỏng vấn đài BBC, ông Blair cho biết nếu ông lãnh đạo chính phủ hiện nay, ông "sẽ thảo luận với EU về các điều khoản gia hạn".

Minh Tâm (TTXVN)
Đốm sáng cuối đường hầm cho cuộc 'chia ly lịch sử' Brexit
Đốm sáng cuối đường hầm cho cuộc 'chia ly lịch sử' Brexit

Mặc dù bác bỏ thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Anh Theresa May phải nỗ lực đàm phán trong suốt 2 năm qua mới đạt được, Hạ viện Anh rốt cuộc vẫn lựa chọn chính phủ đương nhiệm của bà May tiếp tục dẫn dắt tiến trình "chia ly lịch sử" của nước Anh với Liên minh châu Âu (EU) thời gian tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN