Chính phủ Mỹ vẫn đứng trước nguy cơ đóng cửa

Ngày 19/1, lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ, ông Charles Schumer cho biết vẫn có "một số bất đồng" với Tổng thống Donald Trump về vấn đề nhập cư và chi tiêu trong bối cảnh chính phủ nước này chuẩn bị phải đóng cửa vào lúc nửa đêm nếu Thượng viện không thông qua được một dự luật chi tiêu.

Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Charles Schumer. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu với các phóng viên bên ngoài Đồi Capital sau cuộc gặp đột xuất với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng, Thượng nghị sĩ Schumer, đại diện bang New York, nêu rõ: "Chúng tôi đã đạt được một số tiến triển nhưng vẫn có một số bất đồng. Việc thảo luận sẽ được tiếp tục". Ông cho biết đã có "cuộc gặp kéo dài và chi tiết" với ông Trump, đề cập "tất cả các vấn đề nổi bật chính yếu" cản trở thông qua một dự luật chi tiêu của chính phủ, nhưng hai bên vẫn chưa đi đến một thỏa thuận.

Việc không đạt được một sự đột phá đồng nghĩa với việc Thượng viện Mỹ có thể tiến hành bỏ phiếu mang tính thủ tục về dự luật chi tiêu đã được Hạ viện thông qua hôm 18/1 nhằm giữ cho chính phủ liên bang hoạt động đến ngày 16/2 tới. Các nghị sĩ Dân chủ nói rằng họ có đủ phiếu để ngăn cản việc thông qua dự luật này bởi nó không bao gồm một thỏa thuận bảo vệ những người nhập cư trái phép từ khi còn nhỏ khỏi bị trục xuất, còn gọi là chương trình DACA.

Trong một diễn biến khác, tối cùng ngày theo giờ địa phương, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence vẫn tiến hành chuyến thăm Trung Đông như dự kiến, bất chấp việc chính phủ liên bang có nguy cơ đóng cửa.

Thư ký báo chí của ông Pence, bà Alyssa Farah cho rằng những cuộc gặp giữa Phó Tổng thống Mỹ với lãnh đạo các nước Ai Cập, Jordan và Israel đóng vai trò không thể tách rời đối với an ninh quốc gia Mỹ cũng như các mục tiêu ngoại giao của chính quyền Washington. Bà Farah khẳng định ông Pence vẫn đến Trung Đông như dự kiến.

Chuyến thăm của Phó Tổng thống Pence đã từng bị trì hoãn, sau khi dư luận giận dữ trước việc Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

TTXVN/Báo Tin tức
Đâu mới là mục tiêu thực sự của Nhật Bản khi lắp hệ thống phòng thủ của Mỹ?
Đâu mới là mục tiêu thực sự của Nhật Bản khi lắp hệ thống phòng thủ của Mỹ?

Nỗ lực của Nhật Bản triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong bối cảnh đề phòng tấn công từ Triều Tiên khiến giới phân tích Moskva đứng ngồi không yên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN