Các nước châu Âu siết chặt biên giới trước làn sóng nhập cư gia tăng bất thường

Theo quy định của khối Schengen, việc siết chặt kiểm soát biên giới được coi như là biện pháp cuối cùng trong những trường hợp người nhập cư trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh nội bộ hoặc chính sách công.

Chú thích ảnh
Cảnh sát liên bang Đức Bundespolizei chặn một phương tiện trong cuộc tuần tra dọc biên giới Đức-Ba Lan nhằm ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp gần Forst, Đức, ngày 12/10/2023. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối phó với sự gia tăng đáng kể số lượng người di cư hợp pháp và bất hợp pháp, khiến một số quốc gia thành viên phải tạm thời áp dụng lại các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt trong khu vực thường được coi là khu vực di chuyển tự do.

Dưới đây là một số chính sách các nước đã áp dụng.

Cụ thể, Áo đã áp dụng biện pháp kiểm tra tại biên giới với Cộng hòa Séc vào tháng 10, dự kiến kéo dài đến ngày 6/12. Kể từ tháng 11, nước này cũng đã mở rộng kiểm soát biên giới với Slovenia và Hungary cho đến tháng 5/2024, với lý do hệthống tiếp nhận người tị nạn bị quá tải và chịu sức ép trước các mối đe dọa buôn bán vũ khí, mạng lưới tội phạm, buôn lậu người liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.

Trong khi đó, hồi tháng 8, Đan Mạch đã thắt chặt kiểm soát biên giới đối với những người nhập cảnh, bao gồm cả những người đến từ các nước thuộc khối Schengen, tại sân bay Copenhagen để tăng cường an ninh sau sự cố đốt kinh Koran.

Theo một báo cáo của ủy ban EU, nước này đã kéo dài các cuộc kiểm tra ở biên giới đất liền Đan Mạch-Đức và tại các cảng có phà tới Đức cho đến tháng 5/2024. Chính phủ Đan Mạch cho biết họ đang ứng phó với tình trạng gia tăng di cư bất thường và viện dẫn các mối đe dọa từ khủng bố và tội phạm có tổ chức, gián điệp tình báo nước ngoài và cuộc chiến ở Ukraine.

Về phần mình, Đức đã công bố các biện pháp kiểm soát vào tháng 9 đối với đường biên giới đất liền với Ba Lan, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ. Các biện pháp có hiệu lực đến ngày 4/12. Berlin cho biết họ cần phải ứng phó với làn sóng nhập cư gia tăng và mức độ buôn lậu cao. Quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã chứng kiến số đơn xin tị nạn lần đầu tăng mạnh trong năm nay.

Italy đã khôi phục hoạt động kiểm tra của cảnh sát tại biên giới đất liền phía Đông Bắc với Slovenia kể từ ngày 21/10, cho rằng một số người nhập cư quá cảnh trên tuyến đường Balkan có thể là khủng bố. Các biện pháp kiểm soát sẽ được áp dụng ít nhất cho đến ngày 9/12. Tuy nhiên, hồi tháng 10, Bộ trưởng Nội vụ Matteo Piantedosi cho biết chúng có thể sẽ được kéo dài sang năm tới.

Na Uy, thuộc khối Schengen nhưng không phải là thành viên EU, đã khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới tại các cảng có kết nối phà đến khu vực Schengen kể từ ngày 12/11. Na Uy chỉ ra các mối đe dọa đối với cơ sở hạ tầng trên bờ và ngoài khơi cũng như từ các cơ quan tình báo nước ngoài. Các biện pháp kiểm soát này sẽ kéo dài đến ngày 5/5 năm sau.

Viện dẫn âm mưu của những người nhập cư bất hợp pháp, Ba Lan đã gia hạn các biện pháp kiểm soát tạm thời ở biên giới với Slovakia cho đến ngày 3/12. Chính phủ đã đối mặt với vụ bê bối "đổi thị thực lấy tiền mặt" hồi đầu năm nay, khi phe đối lập cáo buộc chính phủ nước này đồng lõa trong một hệ thống nơi người dân nhận thị thực với tốc độ chóng mặt mà không có xác minh thích đáng sau khi thanh toán qua trung gian.

Thụy Điển đã tăng cường kiểm tra ở biên giới từ tháng 8, trao cho cảnh sát biên giới nhiều quyền lực hơn bao gồm khám xét cơ thể và tăng cường sử dụng giám sát điện tử. Cùng tháng đó, chính phủ đã nâng mức độ đe dọa khủng bố của Thụy Điển, nói rằng nước này đã ngăn chặn các cuộc tấn công sau khi vụ đốt kinh Koran gây ra mối đe dọa từ các chiến binh Hồi giáo. Kể từ tháng 11, nước này đã gia hạn kiểm tra biên giới cho đến tháng 5/2024.

Kể từ tháng 11, Pháp đã tái áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới với các nước thành viên Schengen, với lý do họ gọi là mối đe dọa khủng bố. Việc kiểm soát sẽ kéo dài đến ngày 30/4/2024. Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin đã tuyên bố tăng cường an ninh vào tháng 10 tại biên giới Bỉ sau vụ một kẻ tấn công giết chết hai người ở Brussels.

Mới đây, vụ đóng cửa khẩu lùm xùm nhất khối thuộc về Phần Lan. Ngày 24/11, nước này đã tạm thời đóng cửa 7/8 cửakhẩu biên giới với Nga, sau khi hơn 700 người di cư đổ xô đến các trạm biên giới khác nhau trong khoảng hai tuần trở lại đây. Helsinki cho biết Moskva phải chịu trách nhiệm cho viẹc số lượng người di cư cao bất thường đến biên giới song Điện Kremlin luôn bác bỏ cáo buộc. Hiện Phần Lan chưa thông báo ngày mở cửa lại các cửa khẩu.

Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo Reuters)
EU hỗ trợ Phần Lan kiểm soát tình hình biên giới
EU hỗ trợ Phần Lan kiểm soát tình hình biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Frontex - cơ quan bảo vệ biên giới và bờ biển của Liên minh châu Âu (EU) – ngày 23/11 thông báo cử thêm các đơn vị đến Phần Lan vào tuần tới để hỗ trợ quốc gia Bắc Âu xử lý tình hình về dòng người di cư ở khu vực biên giới với Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN