Bellingcat: MH17 bị tên lửa thuộc Lữ đoàn Nga bắn hạ

Bellingcat đã cho công bố bản báo cáo điều tra, nói rằng tên lửa Buk bắn hạ MH17 thuộc biên chế Lữ đoàn tên lửa phòng không số 53, đóng tại thành phố Kursk miền tây nam nước Nga.

Bellingcat là tên một nhóm các nhà báo điều tra, chuyên về sử dụng thông tin trên mạng xã hội và các nguồn tin mã nguồn mở về các cuộc xung đột trên thế giới. Thông tin được Bellingcat công bố tối ngày 3/5 tập trung vào các dữ liệu liên quan đến bệ tên lửa di động Buk được phát hiện và quay phim khi đang di chuyển tới địa điểm phóng chỉ vài giờ trước khi xảy ra thảm kịch đối với chiếc máy bay Boeing MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines.

Vỏ máy bay MH17 được ghép lại từ các mảnh vỡ. Ảnh: Reuters

“Thông qua việc rà soát các mẩu tin, ảnh của các binh sĩ được đưa lên mạng xã hội, chúng tôi đã có thể xác định rằng 3 tên lửa Buk thuộc Lữ đoàn tên lửa phòng không số 53, với số hiệu tương ứng là 3x2. Nhiều đặc tính chủ chốt trên dàn phóng số 332 có sự tương đồng với bệ phóng được ghi hình ở miền đông Ukraine trong ngày chiếc MH17 nổ tung”, ông Eliot Higgins – người sáng lập Bellingcat có trụ sở ở Leicester (Anh) nói.  

Phát biểu trên kênh truyền hình Espresso (Ukraine) tối cùng ngày, chuyên gia Arik Toller thuộc Bellingcat nói rằng các điều tra cuối cùng cũng đã thiết lập được đầy đủ các kí tự số liên quan đến phiên hiệu của tổ hợp tên lửa phòng Buk. Theo đó, số ở giữa là “3” và vì thế phiên hiệu đầy đủ của tổ hợp này là 332. Trong báo cáo trước đó, Bellingcat có nhắc đến hệ thống tên lửa Buk di động, được các nhà điều tra gắn cho số hiệu “3x2” vì con số ở giữa đã bị sơn chèn lên. Họ xem đây “có vẻ như là” hệ thống xuất hiện trên các bức hình do các binh sĩ Nga - nhóm từng lái một xe kéo Buk từ Kursk tới biên giới Ukraine hồi tháng 6/2014, đăng trên mạng xã hội. 

Bellingcat nói rằng, hệ thống tên lửa Buk mang số hiệu 323 thuộc Lữ đoàn số 53. Ảnh: TMN

Bộ Quốc phòng Nga hiện chưa đưa ra phản ứng gì trước đề nghị của báo giới cho biết phản ứng về thông tin mà Bellingcat công bố. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích Bellingcat là “một công cụ chuyên làm phân tán quá trình điều tra nguyên nhân khiến MH17 nổ tung”, cáo buộc nhóm này “phối hợp” với chính quyền Ukraine, sử dụng dữ liệu giả để đổ lỗi cho Nga là bên gây ra thảm kịch. Điện Kremlin luôn tuyên bố Nga không hỗ trợ vũ khí cho lực lượng đòi  quân ly khai ở miền Đông; không hề có sự hiện diện của binh sĩ Nga ở vùng lãnh thổ này. 

Tranh cãi về nguyên nhân cũng như thủ phạm khiến MH17 nổ tung trên bầu trời miền đông Ukraine hôm 17/7/2014 khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng vẫn chưa đi đến hồi kết. Ukraine và nhiều nước phương Tây đổ lỗi phe ly khai Ukraine và Nga; trong khi Nga cáo buộc chính phủ Ukraine phải chịu trách nhiệm cho vụ việc. Bản báo cáo của Ủy ban An toàn Hà Lan (Cơ quan được giao trách nhiệm điều tra chính) công bố tháng 10/2015 kết luận MH17 bị tên lửa Buk do Nga sản xuất bắn hạ tại khu vực do phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, báo cáo không khẳng định bên nào đã phóng tên lửa nhằm vào MH17. 

Hoài Thanh (Theo Telegraph, TMN)
Nga công bố 6 luận điểm phản bác Hà Lan về vụ MH17
Nga công bố 6 luận điểm phản bác Hà Lan về vụ MH17

Các luận điểm cho thấy "tính thiếu tin cậy" của những kết luận sau trong báo cáo của Hà Lan về nguyên nhân vụ rơi máy bay MH17 tháng 7/2014.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN