Báo động con số các nhà hoạt động môi trường bị sát hại

Theo báo cáo của nhóm quan sát Global Witness công bố ngày 29/7, có ít nhất 212 nhà hoạt động bảo vệ môi trường trên thế giới đã bị sát hại trong năm 2019, biến năm này trở thành năm tổn thương nhất đối với các nhà hoạt động trên mặt trận ngăn chặn phá hoại thiên nhiên và môi trường sống của con người.

Chú thích ảnh
Các nhân viên đội "Người bảo vệ rừng" tuần tra tại khu vực rừng Amazon ở bang Maranhao, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN

Global Witness cho rằng con số thực tế có thể cao hơn do có nhiều vụ sát hại không được công bố hoặc thông tin sai, đặc biệt tại khu vực châu Phi. Có 40% số nạn nhân là thổ dân và hơn 2/3 số nạn nhân tập trung tại khu vực Mỹ Latinh. 1/10 trong số đó là phụ nữ. 

Trong hàng chục năm qua, các cộng đồng dân tộc thiểu số sống tại khu vực rừng rậm ở Trung và Nam Mỹ, châu Á và châu Phi chứng kiến đất đai tổ tiên bị biến đổi và phá hoại, mà nguyên nhân một phần là do các dự án được quan chức địa phương và chính phủ nhận hối lộ thúc đẩy.

Có 141 vụ sát hại các nhà hoạt động môi trường năm 2019 có thể liên quan đến hoạt động kinh tế  và có hơn 1/3 nạn nhân có quan điểm phản đối hoạt động khai thác mỏ, trong đó phần lớn là phi pháp. 

Những con số thống kê nêu trên đã phản ánh thực tế các nhà hoạt động môi trường trở thành mục tiêu tấn công của các nhóm lợi ích hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản.

Lan Phương (TTXVN)
Bảo vệ môi trường: Bất ngờ với 'thành phố xanh Moskva'
Bảo vệ môi trường: Bất ngờ với 'thành phố xanh Moskva'

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, Thủ đô Moskva được xem là một trong những thành phố xanh nhất thế giới bởi các cánh rừng, công viên và khoảng không xanh hiện nay chiếm tới hơn 50% diện tích đại đô thị này. Để so sánh, thành phố London có diện tích cây xanh chiếm chưa tới 26%, Paris là 21%, và Bắc Kinh - con số này chưa tới 4%.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN