Bài học từ dịch cúm Tây Ban Nha: Không dỡ bỏ giãn cách quá sớm

Nghiên cứu mới cho thấy các nước cần duy trì phong tỏa ít nhất 12 tuần để giữ mạng sống cho người dân.

Chú thích ảnh
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện Wyckoff ở Brooklyn, New York, Mỹ ngày 5/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong dịch cúm Tây Ban Nha một thế kỷ trước, đóng cửa không mang nhiều ý nghĩa trong việc giảm số người chết, bởi biện pháp này không duy trì được quãng thời gian đủ dài. Đây là bài học đối với cuộc chiến chống COVID-19 hiện nay. 

Trong nghiên cứu mới được công bố, chuyên gia kinh tế Robert Barro thuộc Đại học Harvard cho rằng việc đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người, cách ly và giãn cách ở nhiều thành phố tại Mỹ đã không giảm được nhiều số ca tử vong, do tính trung bình “những biện pháp này có thời hạn hiệu lực chỉ một tháng”. 

“Đối với đại dịch năm 2020, cần rút ra bài học là để kiểm soát tổng thể số ca tử vong, các hình thức can thiệp phi y tế được áp dụng cần phải có hiệu lực không chỉ trong vài tuần. Về cơ bản, 12 tuần sẽ hiệu quả hơn 4-6 tuần”, ông Barro nêu quan điểm trong công trình nghiên cứu được Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) đăng.

Tính toán của ông Barro không đề cập đến thiệt hại kinh tế từ việc kéo dài thời hạn đóng cửa. Nhưng trả lời qua thư điện tử, ông cho biết suy giảm GDP đều cần phải đặt trong đối trọng với lợi ích kinh tế từ việc bảo đảm mạng sống cho con người. 

Ông sử dụng dữ liệu coi mạng sống một cá nhân có giá 10 triệu USD, dựa trên tính toán về số thu nhập một người sẽ có thêm nếu không thiệt mạng. Ở biến số 12 tuần, ông thấy rằng lợi ích của đóng cửa vượt trội tổn thất kinh tế.

Hoài Thanh/Báo Tin tức (Bloomberg)
Cơ hội khi các nền kinh tế dần mở cửa
Cơ hội khi các nền kinh tế dần mở cửa

Sau hơn 2 tháng thực thi nhiều quy tắc kiểm dịch ứng phó với COVID-19, châu Âu đang tìm cách mở cửa dần các nền kinh tế khi mà “cái giá” của những biện pháp hạn chế khẩn cấp bắt đầu lộ rõ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN