7 tỉ USD cho cuộc chiến chống cướp biển

Năm 2011, thế giới đã chi khoảng 7 tỉ USD để ngăn chặn và chống cướp biển, trong đó 2 tỉ USD dành cho các hoạt động tuần tra, kiểm soát trên biển, trang bị vũ khí và thiết bị bảo vệ cho các tàu thuyền lưu thông trên các đại dương.

Theo báo cáo của Tổ chức theo dõi về cướp biển trên các đại dương (OBP), có trụ sở ở Mỹ, công bố ngày 22/1, hơn 80% chi phí trên được cung cấp cho ngành công nghiệp tàu biển và chủ yếu do chính phủ các nước tài trợ.

Khoản chi phí lớn nhất 2,7 tỉ USD là để cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động tuần tra, kiểm soát tại các khu vực biển thường xảy ra các vụ cướp biển hoặc có nguy cơ cao, tiếp sau là 1,3 tỉ USD cho các hoạt động quân sự và 1,1 tỉ USD để trang bị vũ khí và thiết bị bảo vệ tàu thuyền.

Ngoài ra, thế giới cũng chi 635 triệu USD để bảo hiểm tàu thuyền hoạt động trên biển trong năm 2011. Theo ước tính của OBP, tổng số tiền chuộc mà các chủ tàu thuyền buộc phải trả cho các nhóm cướp biển, nhất là cướp biển Xômali, đã lên tới 160 triệu USD năm ngoái.

Ngày 12/1/2012, tàu chiến Patino của Tây Ban Nha đã phản công sau khi bị hải tặc tấn công ở ngoài khơi Xômali thuộc Ấn Độ Dương. Sau đó, tàu Patino đã đuổi theo tàu của hải tặc, bắt giữ 6 tên cướp biển. Trong ảnh: Các thành viên tàu Patino áp giải cướp biển ở ngoài khơi Ấn Độ Dương. Ảnh: AFP/TTXVN.


Trước đó, Trung tâm thông báo về cướp biển (CRP), có trụ sở tại Luân Đôn, cũng cho biết trong năm 2011, riêng số vụ tấn công do các nhóm cướp biển Xômali gây ra đã lên tới 237 vụ, chiếm hơn 1/2 tổng số vụ cướp biển xảy ra toàn thế giới.

Trong khi đó, báo cáo vừa công bố của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) cho hay, trong năm 2011, trên tất cả các đại dương đã xảy ra gần 400 vụ cướp biển, tăng so với gần 300 vụ xảy ra trong năm trước. Thiệt hại kinh tế cũng tăng đáng kể do thời gian gần đây các nhóm hải tặc, nhất là cướp biển Xômali thường tập trung tấn công tàu thuyền có trọng tải lớn và tàu chở dầu để đòi tiền chuộc cao.

Đặc biệt, trong năm vừa qua, nạn cướp biển đã xuất hiện thêm tại một số khu vực như vùng biển như Tây Phi, nhất là lãnh hải Nigiêria, Bênanh và khu vực biển miền Nam châu Phi. Tuy nhiên, vùng biển Xômali, Vịnh Ađen, Sừng châu Phi và Ấn Độ Dương vẫn là các khu vực đã xảy ra nhiều vụ cướp biển nhất thế giới trong năm qua.

Theo ước tính của Tổ chức hàng hải quốc tế, mỗi năm thế giới bị thiệt hại hơn 10 tỷ USD, nhất là ngành công nghiệp vận tải biển bị tổn thất nặng nhất, do nạn cướp biển gây ra. Mặc dù, từ năm 2011, Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc, Ấnđộ và chính phủ các nước đã tăng cường hoạt động tuần tra tại các khu vực biển và đại dương có nguy cơ cao về cướp biển, nhưng số vụ tấn công tàu thuyền chưa giảm.


TTXVN/Tin Tức

Hải quân Tây Ban Nha đánh bại cướp biển trên Ấn Độ Dương
Hải quân Tây Ban Nha đánh bại cướp biển trên Ấn Độ Dương

Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết, tàu hộ tống - chiến đấu Patino của hải quân nước này sáng 12/1 đã đẩy lùi một cuộc tấn công vũ trang của cướp biển trên Ấn Độ Dương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN