Mấy hôm nay trời trở lạnh. Nằm nghe tiếng gió rít qua khe cửa kính thấy cái lạnh len lỏi trong đêm, hơi thu se sắt.
Làng tôi không có cổng. Dấu hiệu để nhận biết làng mình, dù đi trong đêm tối, là luỹ tre đầu làng. Rặng tre kéo dài cả trăm mét, những thân tre vàng óng, xanh non, ken dày uốn câu hai bên đường, sát ra tận mép ruộng.
Trời dần se lạnh. Mùa này, cây vụ đông bãi dưới chân đê đã lên xanh.
Khi phượng nở đỏ đến nhức nhối thì lũ trẻ đã nghỉ hè. Những đôi chân trần rong ruổi đường đê chăn trâu, cắt cỏ, úp cá, tắm ao hoặc dãi nắng đánh khăng, đánh đáo.
Nắng như đổ lửa trên các cung đường, mái nhà, ngọn cây, cửa hiệu. Không khí phố thị như đặc quánh lại trong những ngày nắng oi ả tháng 6. Cơn nóng khiến tôi nhớ về làng.
Tôi luôn cho rằng những con ngựa phi như bay trên thảo nguyên bao la luôn là hình ảnh đẹp, hấp dẫn bậc nhất, cả trong phim lẫn thực tế.
Đêm nay, ga xép thưa người. Đèn sáng trưng trên những hàng ghế chỉ lác đác người đợi tàu từ Hà Nội về...
Ngôi làng nằm nép mình ven biển thật yên ắng, gió cũng như trốn đi đâu. Những chiếc xe trâu chở cá về khi chiều đổ, từ những gian bếp ghép tạm của các hộ dân bốc lên mùi cá nướng. Vị của biển tan trong không gian, len lỏi vào từng ngóc ngách của làng.
Lũ trẻ vùng quê đi học đa phần là chân đất. Đường làng ngày mưa trơn trượt, có đứa quần áo, cặp sách lấm lem bùn.
Nửa sau tháng 5 mà Hà Nội có những ngày se lạnh, tiết trời như mùa thu. Có lúc mưa phủ bụi, gió tràn, tựa như đầu đông.
Tôi vốn rất mê các hồ ở Hà Nội: hồ Tây, hồ Gươm, hồ Bảy Mẫu, hồ Trúc Bạch, hồ Thiền Quang, hồ nào cũng đẹp. Trong đó, hẳn nhiên hồ Lục Thuỷ (hồ Gươm) và hồ Dâm Đàm (hồ Tây) là nơi tôi và lũ bạn hay lượn lờ nhất.
Mọi năm, những ngày giáp Tết, đường về quê nườm nượp xe cộ, tắc đường đến nghẹt thở ở các cửa ngõ ra vào thành phố.
Đã là những ngày cuối cùng của năm Tân Sửu. Tiếp tục là một năm khó khăn bởi những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, cũng là một năm thử thách sự nỗ lực cố gắng của tất thảy mọi người; không khí Tết có vẻ trầm hơn, nhưng đất trời thì đã có những tín hiệu của một mùa Xuân đang về.
Người Hà Nội và người dân miền Bắc thường gọi một cách dân dã trà nóng được bán trên vỉa hè là “chè chén”. Và uống chè chén, nhất là ngày đông, thú vị lạ lùng.
Hơi lạnh se se, cúc họa mi đã nở trên cánh đồng, một màu trắng tinh khôi. Màu trắng làm bức tranh tươi tắn trong nắng sớm. Nhưng màu trắng cũng như bạc đi trong chiều ngược gió...
Năm nay, mùa đông đến sớm. Giữa tháng mười, đã có đợt lạnh đầu tiên. Gió tràn về hun hút mọi ngóc ngách phố phường, mưa sụt sùi bởi ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới khiến mọi thứ ẩm ướt, sũng nước. Vài ba ngày sau, là đợt thứ hai, lạnh sâu hơn, phải áo khoác khi ra đường.
Thế hệ chúng tôi may mắn khi sinh ra đất nước đã hoà bình. Hình ảnh anh bộ đội tham gia các cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược phần lớn được cảm nhận qua tư liệu, phim ảnh, văn học… Nhưng hình ảnh ấy giờ đây hiển hiện, ngay trong thành phố, trong một cuộc chiến khác – cuộc chiến chống dịch COVID-19, không khói bom súng đạn nhưng cũng hết sức cam go và cả nhiều mất mát.
Tôi nhớ TP Hồ Chí Minh bằng nỗi nhớ và niềm thương bao nhiêu, thì lại càng yêu Hà Nội - đang trong những ngày trầm lặng lại để có thể chiến thắng dịch COVID-19 bấy nhiêu.
Dù buồn ngủ thế nào, tôi cũng cố đợi đến khi ba kim đồng hồ chập vào làm một, để thấy mẹ thắp nén hương Giao thừa, để ngước mắt nhìn vào trời đêm, nhìn ra phía xa, thấy đì đùng pháo hoa bắn lên bầu trời.
Mùa đông trong trí nhớ tuổi thơ ở làng quê tôi rét lắm, cái rét đến giờ vẫn có thể tưởng tượng được. Đất bạc trắng, nước trắng đồng, gió như bạc đi trong cuối chiều. Lũ học trò ngồi sát vào nhau trong lớp học không cánh cửa giữa cánh đồng...