Việc quản lý tài khoản, nâng cao nhận thức người dùng rất quan trọng

Một số chuyên gia kinh tế cho biết: Thách thức với người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt là vấn đề bảo mật thông tin cá nhân. 

Chú thích ảnh
Các đại biểu trải nghiệm công nghệ số, thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
 

Hơn 2 năm qua, dưới sự tác động của COVID-19, chuyển đổi số trong ngành bán lẻ, tiêu dùng không tiền mặt là công cụ hỗ trợ cho ngành bán lẻ Việt Nam vượt qua đại dịch.

Theo bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương), mặc dù COVID-19 kéo dài nhưng lĩnh vực bán lẻ vẫn đạt sự tăng trưởng và trong 5 tháng đầu năm 2022, mức tăng trưởng vẫn duy trì như trước khi đại dịch diễn ra. 

“Để thúc đẩy tiêu dùng không tiền mặt, hạ tầng kỹ thuật số, doanh nghiệp cung ứng và người mua đều phải có kiến thức nhất định; đồng thời có các chương trình giáo dục để người tiêu dùng, doanh nghiệp bán lẻ có kiến thức, kỹ năng, áp dụng thanh toán tiền mặt trở thành hoạt động thường xuyên, đảm bảo an toàn, bảo vệ người tiêu dùng”, bà Lê Việt Nga cho biết.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, nếu không bảo mật tốt, sẽ ảnh hưởng đến quyền được bảo mật thông tin của người tiêu dùng. Nếu thông tin rơi vào tay kẻ xấu, có thể dẫn đến hậu quả mà người tiêu dùng không mong muốn. Nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản tạo hành lang pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt nhưng ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Cần hoàn chỉnh để ‘bịt’ mọi kẽ hở, làm sao cho quản lý vừa thuận tiện, vừa chặt chẽ từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng, tránh sơ hở, thiệt hại không mong muốn.  

PGS TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính cho rằng: Việt Nam đã phát triển nhiều hình thức khác nhau để vừa giảm thiểu tới mức tối đa thanh toán không dùng tiền mặt nhưng bảo mật của Việt Nam không theo kịp, trở thành vấn đề quan trọng. Trong khi đó, sự phát triển của khoa học công nghệ rất mạnh mẽ, nhưng đi đôi với đó là tội phạm công nghệ tinh vi hơn.

Do đó, việc quản lý tài khoản, nâng cao nhận thức của người sử dụng rất quan trọng vì hầu hết vụ mất tiền thời gian vừa qua có liên đới tới người sử dụng. Ở đó, người sử dụng vô tình hoặc không hiểu biết mà để lộ lọt thông tin sẽ rất nguy hiểm. Việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân trong không dùng tiền mặt càng quan trọng. Theo PGS TS Đinh Trọng Thịnh, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp kỹ thuật số, đặc biệt doanh nghiệp bảo mật kỹ thuật số.

“Xã hội không tiền mặt mang lại nhiều giá trị thiết thực. Với cá nhân, các giao dịch sẽ được an toàn, dù bảo mật là thách thức lớn nhưng sẽ được phát triển và được quan tâm trong khi việc trải nghiệm mang lại sự lý thú, không bị gián đoán, liên kết với hàng nghìn nhà cung cấp, như với MB đang bán 30.000 sản phẩm trên nền tảng”, ông Lưu Trung Thái - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc MBBank cho biết.

Trong bối cảnh “không bình thường” khi COVID-19 diễn ra, ông Lưu Trung Thái cho hay, MB nhìn thấy yêu cầu tăng trải nghiệm online rất nhanh, khách hàng không muốn đến ngân hàng mà muốn có thêm các trải nghiệm. Môi trường cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng, đặt ra yêu cầu MB phải chuyển đối số và tăng tốc mạnh mẽ. Năm 2021, tại MB đã có trên 93% giao dịch qua chuyển đổi số. Với định hướng trở thành doanh nghiệp số trong ngành ngân hàng, ngoài thị phần chuyển tiền, giao dịch chuyển tiền của MB luôn đứng thứ nhất. Theo đó, MB ưu tiên chiến lược hành động đồng bộ, quyết liệt, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. MB cũng xử lý thành công về công nghệ để phục vụ 15 triệu khách hàng đạt tới 99,11%. 

Tuy vậy, thách thức đặt ra trong chuyển đối số theo lãnh đạo MB là các vấn đề liên quan đến lãnh đạo, nhân sự, công nghệ, cạnh tranh. “Việc chuyển đổi số là đầu tư với quy mô lớn nhưng doanh thu và lợi nhuận tạo ra lại là câu hỏi rất lớn, trong khi dịch vụ cơ bản miễn phí nên bao giờ tạo ra hiệu quả thực sự là rất khó”, ông Lưu Trung Thái cho biết. Hiện MB liên tục triển khai dự án nhưng quan niệm coi chuyển đổi số là quá trình chứ không phải là dự án. 

 

Minh Phương/Báo Tin tức
Thanh toán online dịch vụ công bằng mã VietQR
Thanh toán online dịch vụ công bằng mã VietQR

Ngày 10/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) phối hợp 2 ngân hàng là NCB và Nam Á triển khai phương thức thanh toán trực tuyến bằng mã VietQR trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN