Lầu Năm Góc ngày 28/6 xác nhận Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ tiềm năng trị giá 15 tỷ USD cung cấp Hệ thống chỉ huy chiến đấu phòng không và tên lửa tích hợp (IBCS) cùng các thiết bị có liên quan cho Ba Lan. Hai nhà thầu chính trong thương vụ tiềm năng này bao gồm Raytheon Corp và Lockheed-Martin.
Giám đốc điều hành Tập đoàn công nghệ Raytheon, Greg Hayes, cho biết Mỹ đang tìm cách chuyển một số Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia NASAMS từ các nước Trung Đông sang Ukraine.
Lầu Năm Góc tuyên bố các hệ thống NASAMS mới chuyển cho Ukraine đạt tỷ lệ thành công 100% đánh chặn tên lửa Nga. Họ vừa ký hợp đồng với Raytheon nhằm chế tạo thêm nhiều hệ thống như vậy cho Kiev.
Tập đoàn vũ khí Raytheon Technologies đã chuyển giao hai hệ thống phòng không tiên tiến NASAMS cho chính phủ Mỹ và chúng đang được lắp đặt tại Ukraine.
Mỹ đã bán 60 tên lửa chống hạm và 100 tên lửa không đối không, với các nhà thầu chính tương ứng là Boeing Defense và Raytheon, cho Đài Loan (Trung Quốc).
Các tập đoàn vũ khí hàng đầu của Mỹ như Raytheon, Northrop đang cạnh tranh để phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu vượt âm.
Tên lửa phòng không vác vai Stinger do Raytheon chế tạo đang được ưa chuộng ở Ukraine, nơi được các lực lượng vũ trang nước này sử dụng trong cuộc xung đột với Nga.
Ba Lan đã đề nghị Mỹ cho phép nước này mua thêm 6 hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại Patriot do Tập đoàn Công nghệ Raytheon phát triển.
Từ sau vụ tấn công vào hai cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia năm 2019 bằng máy bay không người lái, Lầu Năm Góc đã tập trung phát triển các hệ thống phòng không tầm ngắn mới.
Lãnh đạo các tổ hợp, nhà thầu quân sự hàng đầu của Mỹ, trong đó có Lockheed Martin và Raytheon, sẽ tham dự cuộc họp tại Washington.
Lockheed Martin, Raytheon và BAE đều chứng kiến cổ phiếu tăng vọt trong khi các thị trường sụt giảm trên diện rộng do xung đột tại Ukraine.
Với chiều dài 1,2 mét, Javelin có thể được vận chuyển và bắn chỉ bởi một người lính duy nhất. Tuy nhiên, loại vũ khí do các nhà sản xuất Mỹ Lockheed Martin và Raytheon chế tạo có hỏa lực đủ để chọc thủng giáp xe tăng từ cách xa 2,5 km.
Lầu Năm Góc ngày 19/11 cho biết các tập đoàn quốc phòng lớn của Mỹ - gồm Raytheon, Lockheed Martin và Northrop Grumman - đã được nhận hợp đồng sản xuất tên lửa có thể bảo vệ nước Mỹ trước các cuộc tấn công bằng vũ khí siêu thanh.
Giám đốc nhà thầu quốc phòng Raytheon cho rằng Mỹ đang bị Trung Quốc bỏ xa nhiều năm về vũ khí siêu vượt âm.
Ngày 17/9, quân đội Romania đã tiếp nhận lô tên lửa đất đối không Raytheon Patriot đầu tiên của Mỹ trong nỗ lực nhằm nâng cao năng lực phòng vệ của quốc gia Balkan này.
Tập đoàn Raytheon Technologies của Mỹ và công ty Rafael Advanced Defense Systems có trụ sở ở Israel sẽ liên danh để sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome).
Tập đoàn Raytheon vừa chào hàng Không quân Mỹ loại vũ khí laser mới có khả năng tiêu diệt các loại máy bay không người lái trong tích tắc.
Ngày 3/10, Bộ Quốc phòng Mỹ ra thông báo cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã phê chuẩn một hợp đồng quân sự, theo đó Mỹ sẽ bán cho Ukraine 150 quả tên lửa chống tăng Javelin do Tập đoàn Raytheon chế tạo và các thiết bị liên quan với giá trị lên tới 39,2 triệu USD.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trang mạng airforce-technology.com của Anh đưa tin Tập đoàn quốc phòng Raytheon (Mỹ) đã nhận được hợp đồng trị giá 105,5 triệu USD để nâng cấp Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp Patriot của Đức.
Ngày 19/6, tạp chí Aviation Week đưa tin Tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon của Mỹ đã trình bày thiết kế một tên lửa siêu thanh dùng động cơ phản lực tĩnh siêu âm.