Ngày 22/11, hàng ngàn người biểu tình đã tập trung tại Quảng trường al-Sabeen, thủ đô Sanaa của Yemen để lên án các cuộc tấn công liên tục của Israel vào Dải Gaza và Liban. Những người biểu tình đã giơ cao và hô vang khẩu hiệu phản đối Mỹ và Israel, đồng thời lên án các cuộc tấn công của Israel.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố không ủng hộ Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran, một quyết định nhằm ngăn chặn nguy cơ xung đột khu vực và leo thang hạt nhân. Thay vào đó, Mỹ lựa chọn con đường ngoại giao và trừng phạt kinh tế để kiềm chế Iran.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 26/8, Bộ Ngoại giao Ai Cập đã chỉ trích những phát biểu của Bộ trưởng An ninh quốc gia Israel Itamar Ben-Gvir về việc xây dựng một giáo đường Do Thái bên trong khuôn viên Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa (mà Israel gọi là Núi Đền).
Ngày 26/8, Ai Cập đã tái khẳng định lập trường không chấp nhận sự hiện diện của Israel tại cửa khẩu Rafah hay hành lang Philadelphi.
Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.
Ngày 8/3, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền (UNHRC), ông Volker Turk đã phản đối mạnh mẽ việc Israel mở rộng các khu định cư tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng của người Palestine, cho rằng động thái này sẽ ảnh hưởng tới triển vọng thành lập Nhà nước Palestine.
Sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bình luận rằng nước này sẽ chịu trách nhiệm an ninh chung ở Dải Gaza trong một thời gian không xác định sau khi chiến tranh với Hamas kết thúc, Nhà Trắng khẳng định rằng lực lượng Israel không nên tái chiếm Dải Gaza.
Ngày 18/10, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã kêu gọi nhân loại đoàn kết trên toàn cầu để phản đối Israel sau vụ thảm sát bệnh viện al-Ahli Arab ở Dải Gaza, khiến hàng trăm người chết.
Ngày 19/8, chính quyền Palestine đã lên tiếng phản đối kế hoạch của Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich nhằm hợp pháp hóa các tiền đồn định cư của Israel tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 20/8, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã chỉ trích động thái Israel đóng cửa 7 tổ chức nhân đạo của Palestine tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng.
Ngày 20/1, Bộ Ngoại giao Ai Cập lên tiếng phản đối việc Israel gần đây phá dỡ nhà của một gia đình người Palestine trong khu Sheikh Jarrah ở Đông Jerusalem.
Ngày 15/9, hàng trăm người Palestine đã xuống đường biểu tình phản đối các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel mà Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain sắp ký kết trong một buổi lễ diễn ra tại Nhà Trắng vào đêm nay theo giờ Việt Nam.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 1/7 cảnh báo Israel không nên triển khai kế hoạch sáp nhập một số khu vực của Bờ Tây, cho rằng đó là hành động phi pháp và đi ngược lại lợi ích của chính Nhà nước Do Thái.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 23/4, Đặc phái viên của LHQ về Trung Đông Nickolay Mladenov ngày 23/4 đã cảnh cáo Israel bỏ ngay ý định sáp nhập một phần Bờ Tây bởi hành động đó sẽ giáng một đòn mạnh vào giải pháp hai nhà nước được cộng đồng quốc tế hậu thuẫn.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ít nhất 63 người Palestine bị thương hôm 27/9 trong các cuộc biểu tình phản đối Israel diễn ra hàng tuần ở phía Đông Dải Gaza, gần biên giới với Israel.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 1/8, Palestine đã cáo buộc Israel tìm cách ngăn cản các tổ chức quốc tế hoạt động tại những vùng lãnh thổ của Palestine.
Ngày 21/11, người đứng đầu Ban Các vấn đề về người tị nạn của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), ông Ahmad Abu Holy đã lên án việc Israel phá hủy hơn 20 cơ sở kinh doanh ở trại tị nạn Shuafat, Đông Jerusalem sáng cùng ngày.
Ngày 30/10, hàng trăm người Palestine đã xuống đường biểu tình tại khu Bờ Tây và Dải Gaza sau khi các phe phái ở Palestine kêu gọi tiến hành một "ngày thịnh nộ" nhằm phản đối các hành động được coi là vi phạm quy định của Israel.
Mỹ đã lên tiếng phản đối quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không chuyển cho Chính quyền Palestine khoản tiền thuế hơn 125 triệu USD nhằm trả đũa việc chính quyền này xin gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erekat cảnh báo rằng Chính quyền Palestine (PA) sẽ tự giải tán chứ không đồng ý duy trì hiện trạng và "trả lại chìa khóa" cho Israel.