Rằm tháng 7 năm nay, lượng khách hàng đặt mua tại các cơ sở, bếp online tăng mạnh so với năm trước. Thực đơn đa dạng món ăn từ đồ chay đến đồ mặn, với nhiều phân khúc giá để khách hàng lựa chọn. Hãy cùng phóng viên báo Tin tức khám phá "thế giới cỗ chay" rất đa dạng, và không kém phần ngon miệng; dễ dàng chinh phục thực khách.
Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, mùa Vu Lan, Rằm tháng 7 năm nay, tại các nhà hàng, bếp online, đơn đặt các món ăn, các set cỗ cúng, từ chay đến mặn “nổ” liên tục, nhiều cơ sở “bão” đơn hàng.
Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn) theo phong tục cho rằng "Cúng quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" nên nhiều gia đình thường tổ chức cúng Rằm khá đầy đủ.
Thị trường các lễ vật cúng rằm tháng Giêng tại Hà Nội diễn ra khá sôi động, lượng người mua tăng mạnh so với ngày thường. Hầu hết giá các mặt hàng thiết yếu “hạ nhiệt” so với dịp tết Nguyên đán, không xảy ra tình trạng "chặt chém".
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu, là ngày rằm đầu tiên của năm mới âm lịch. Đây là dịp lễ quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Từ sáng sớm 14 âm lịch, tại các chợ nổi tiếng của Hà Nội, người dân đã tấp nập mua sắm đồ để làm lễ cúng trong ngày Rằm tháng Giêng.
Những ngày này, thị trường phục vụ cho ngày lễ cúng Rằm tháng 7 sôi động, phong phú. Nổi bật, dịch vụ đi chợ online thu hút được đông đảo các bà nội chợ từ mua thực phẩm để tự sơ chế đến những mâm cỗ đầy đủ các món chay, mặn...
Sáng 4/2, thị trường các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả, hoa tươi phục vụ cho dịp cúng Rằm tháng Giêng (ngày 15 tháng Giêng năm Quý Mão) rất sôi động và phong phú - năm nay Rằm tháng Giêng vào ngày chủ Nhật (5/2).
Dịp Rằm tháng Giêng, bên cạnh các set cỗ mặn truyền thống, nhiều gia đình đã đặt cỗ chay để thắp hương, một phần vì “giải ngán” sau Tết đã no đủ thịt, cá; phần khác vì cỗ chay mang lại sự thanh tịnh, có ý nghĩa tâm linh nhất định với những người có cái “Tâm” đạo Phật khá phố biến ở Việt Nam.
Những ngày gần đây, thị trường thực phẩm, hoa quả ở Hà Nội diễn ra khá sôi động, vì nhu cầu người dân mua về để thắp hương mùa lễ Vu Lan tăng cao. Giá cả nhiều mặt hàng có nhích hơn chút, giá trái cây giảm nhẹ so với trước.
Chỉ còn 3 ngày nữa là đến Tết Trung thu, nhu cầu mua bánh nướng, bánh dẻo về cúng rằm tháng Tám của người dân tăng cao. Nên ngay khi có chỉ thị của thành phố Hà Nội về nới lỏng giãn cách ở các “vùng xanh”, nhiều người dân đổ về các cửa hàng bán bánh Trung thu truyền thống để mua sắm chuẩn bị đón Rằm Trung thu. Các cửa hàng đã chủ động lắp tấm chắn giọt bắn để phòng, chống dịch COVID-19.
Giá thực phẩm cuối tuần ở Hà Nội tăng do nhiều người làm cơm cúng rằm tháng 7 âm lịch. Trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài, một số tiểu thương cho biết, giá cả sẽ dần ổn định sau ngày rằm.
Hôm nay (19/8) là ngày 12 tháng Bảy âm lịch, nhiều gia đình đã cúng Rằm tháng Bảy (lễ Vu Lan). Do thời điểm này thành phố Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch COVID-19, nên việc đi chợ qua các trang mạng thương mại điện tử cũng sôi động, giá cả không biến động nhiều.
Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) rơi vào thứ 6 (26/2) nên nhiều gia đình và đặc biệt là chị em giới văn phòng đã tìm đến dịch vụ đặt cỗ cúng rằm để tiết kiệm thời gian.
Ngày 19/2, tại TP Hồ Chí Minh, giá nhiều loại trái cây, hoa tươi, rau củ quả phục vụ thị trường cúng Rằm tháng Giêng đã tăng gấp 2 -3 lần, thậm chí có nơi còn tăng gấp 6 lần so với ngày thường.
Tối 18/2 (tức 14 tháng Giêng Kỷ Hợi), hàng nghìn người đổ về chùa Phúc Khánh (Hà Nội) dự lễ cúng Rằm tháng Giêng. Vừa qua đợt dâng sao giải hạn, đoạn đường quanh chùa Phúc Khánh lại tràn ngập người ngồi cúng lễ Rằm tháng Giêng.
Với quan niệm của người dân “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, thị trường hàng hóa, đồ cúng tại các chợ Hà Nội đang rất sôi động. Nhưng ngoài hoa tươi tăng giá thì các mặt hàng khác có giá ổn định.
Rằm tháng 7 hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân là một dịp lễ quan trọng của nhiều gia đình người Việt Nam. Tùy theo tín ngưỡng của mỗi gia đình mà sắm lễ dâng lên đức Phật, thần linh, ông bà tổ tiên và phát lộc cho những vong hồn được xá tội.
Rằm tháng 7 hàng năm là dịp để mỗi người thể hiện lòng hiếu nghĩa với những người quá cố. Do công việc ngày càng bận bịu nên không ít gia đình, đặc biệt giới công sở đã chọn dịch vụ đặt mâm cỗ chay, mặn để giúp cho việc chuẩn bị cỗ cúng rằm trở nên đơn giản và thuận tiện hơn.
Sức mua các mặt hàng để cúng rằm tháng Giêng như hoa tươi, trái cây, thực phẩm chay... đã tăng nhẹ trong ngày 1/3 (tức ngày 14 tháng Giêng).
Các mặt hàng chủ yếu để cúng rằm tháng Giêng như hoa tươi, trái cây, gà làm sẵn nguyên con... đều giảm giá mạnh so với trước Tết Nguyên đán.