Cũng như mọi năm, sáng sớm ngày Tết Hàn Thực (3/3 Âm lịch), quán chè nổi tiếng trên đường Ngô Thì Nhậm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã rất đông người xếp hàng chờ mua bánh trôi, bánh chay.
Ngay từ sáng sớm 14/4 (tức ngày 3/3 Âm lịch), nhiều người đã đứng xếp hàng tại trước cửa hàng chè Mười Sáu trên phố Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) để mua bánh trôi, bánh chay cúng gia tiên ngày Tết Hàn thực.
Hàng năm vào dịp mùng 3/3 âm lịch, với ý nghĩa hướng về nguồi cội, tưởng nhớ đấng sinh thành, người dân tạo ra bánh trôi, bánh chay trong dịp Tết Hàn thực. Đây là hai món ăn để nguội sau khi cúng vẫn ngon, lại nhẹ nhàng thanh tao.
Sáng nay, ngày 3/3 âm lịch, đúng Tết Hàn thực, các gia đình đều làm đĩa bánh trôi, bánh chay thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Ngay từ sáng sớm, các chợ đã nhộn nhịp cảnh mua bán bột làm bánh, nặn bánh bán sẵn.
Chiều 28/11, quán bánh trôi tàu của cố nghệ sĩ Phạm Bằng, nay do con trai làm chủ đã mở cửa trở lại sau nhiều năm "vắng bóng". Vẫn giữ nguyên phong vị xưa cũ, ở đây chỉ có 3 loại bánh: bánh trôi tàu, lục tàu xá, chí mà phù, được nấu theo công thức người Hoa truyền lại.
Đây là một món ăn bình dân nhưng đông khách mỗi dịp Hà Nội chớm đông. Những viên bánh nhân đậu xanh, nhân vừng đen; một tròn xoe, một thuôn dài, chan lên là nước đường thơm nức mùi gừng, cay cay nồng ấm, khiến ai cũng khó lòng chối từ.
Khi trời Hà Nội vào thu, những thức quà vặt như sấu chín, cốm tươi, bánh trôi tàu, ốc nóng... thật khiến người ta xốn xang.
Tết bánh trôi, bánh chay (cách gọi nôm na của Tết Hàn thực- đồ ăn lạnh) diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm và đã trở thành một trong những ngày Tết không thể thiếu của người Việt Nam.
Mẹ - không có nhiều thời gian, mà con - lại quá háo hức sau khi học bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ họ Hồ - cứ muốn biết cái bánh trôi "vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm với nước non" nó tròn méo ra sao.
Tết Hàn thực hay còn gọi là tết Bánh Trôi, bánh Chay. Xuất phát từ điển tích Trung Quốc về Giới Tử Thôi. Tết Hàn thực sang Việt Nam dần trở thành một lễ tết truyền thống, là dịp để người Việt Nam thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ tới những đấng sinh thành, ông bà tổ tiên.
Tết Hàn thực 3/3 âm lịch năm nay, ngoài bột làm bánh trôi, bánh chay thông thường, bột làm bánh trôi, bánh chay ngũ sắc rất đắt khách bởi màu sắc bắt mắt.
Vài năm trở lại lại đây, bên cạnh cách làm truyền thống, nhiều chị em còn sáng tạo làm bánh trôi, bánh chay ngũ sắc với nhiều hương vị mới để dâng lên tổ tiến trong ngày Tết Hàn thực (3/3 âm lịch).
Tết Hàn thực diễn ra ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người Việt dùng bánh trôi - bánh chay làm mâm cỗ cúng tổ tiên, với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.
Sau khi tiếp nhận 3 bệnh nhân từ Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc chuyển về bị ngộ độc do ăn bánh trôi ngô mốc, hiện các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực và chống độc - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đang theo dõi sát tình trạng bệnh nhân và khẩn trương tiến hành các biện pháp giải độc.
14/5, bệnh nhân Cháng Mí Mù, 13 tuổi, Hà Giang, được xuất viện sau hơn 10 ngày điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, do bị suy gan tối cấp vì ngộ độc bánh trôi ngô.
Trong những năm gần đây, tại tỉnh Hà Giang liên tục xảy ra những vụ ngộ độc trầm trọng do bà con dân tộc thiểu số ăn bánh ngô, bánh trôi ngô bị mốc.
Các bác sĩ thuộc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai đang rất nỗ lực điều trị suy gan cấp cho bệnh nhi Cháng Mí Mù (13 tuổi, ở Hà Giang), là 1/7 người trong cùng một gia đình bị ngộ độc sau khi ăn bánh trôi ngô mốc vào ngày 29/4...
Các bác sĩ thuộc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai đang rất nỗ lực điều trị suy gan cấp cho bệnh nhi Cháng Mí Mù (13 tuổi, ở Hà Giang), là 1/7 người trong cùng một gia đình bị ngộ độc sau khi ăn bánh trôi ngô mốc vào ngày 29/4.
Tính đến nay đã có 4 người chết, trong đó có 3 cháu nhỏ, trong vụ ngộ độc do ăn bánh trôi ngô bị mốc tại Hà Giang.
Chiều 2/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang tiếp nhận 5 bệnh nhân trong vụ 11 người bị ngộ độc do ăn bánh trôi ngô bị mốc trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, 2 trong số 11 người bị ngộ độc đã tử vong