Tìm ra cơ chế hút máu của muỗi

Một nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng muỗi sốt vàng da ngừng hút máu nạn nhân khi chúng phát hiện dấu hiệu cho thấy máu của vật chủ đông lại, báo hiệu kết thúc "thời kỳ an toàn" để đốt vật chủ mà không bị phát hiện.

Báo cáo của nhóm nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu khoa học quốc gia Riken và Trường Y thuộc Đại học Jikei cho biết phát hiện mới nhất hứa hẹn giúp phát triển các phương pháp mới để ngăn ngừa muỗi đốt.

rong báo cáo đăng trên tạp chí Cell Reports, nhóm nghiên cứu chỉ ra muỗi dừng hút máu nạn nhân khi phát hiện chất fibrinopeptide A, được tạo ra trong quá trình đông máu và bay đi.

Trong các thí nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng muỗi tích cực hút hồng cầu chứ không hút huyết tương hoặc huyết thanh, cho thấy huyết tương và huyết thanh có chứa các thành phần khiến muỗi ngừng hút máu.

Chisako Sakuma, nhà khoa học cấp cao tại Viện Riken tin rằng phát hiện này sẽ mở ra hướng phát triển các phương pháp giảm nhiễm virus gây bệnh do muỗi truyền.

Lê Ánh (TTXVN)
Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét
Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y tế Kenya (Kemri) và các đối tác thuộc Viện Wellcome Trust Sanger (Vương quốc Anh) đã lần đầu tiên phát hiện một loài muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN