Quân đội Ấn Độ sẽ bắt đầu vận chuyển tiêm kích tối tân Rafale đến Căn cứ không quân Ambala từ tháng 5/2020 và sẽ sắp xếp chúng thành 17 phi đội hoạt động dọc theo vùng biên giới phía Tây Pakistan.
Theo hãng tin Sputnik, nhiều gia đình sống gần khu vực quân sự - nơi sắp trở thành căn cứ của những phi đội máy bay tối tân Rafale - đang nuôi rất nhiều chim bồ câu và chúng có thể gây tai nạn cho các tiêm kích hiện đại này bất kỳ lúc nào.
Rõ ràng, những con chim không hề sợ tiếng ồn lớn của động cơ máy bay vì một số con còn bay thẳng vào bộ phận này. Đại diện của Không quân Ấn Độ cho biết đánh giá vấn đề này rất nghiêm trọng, đồng thời nhấn mạnh sẽ thực hiện các biện pháp quyết liệt để giải quyết vấn đề một cách triệt để.
Mới đây, giới chức lực lượng Không quân Ấn Độ đã gửi khiếu nại đến chính quyền địa phương về tình trạng nuôi chim gần căn cứ quân sự sau khi xảy ra một vụ tai nạn đối với một tiêm kích Jaguar của nước này.
Sự cố xảy ra sáng 27/6 khi một phi công điều khiển chiếc Jaguar đang làm nhiệm vụ huấn luyện thì bị một con chim trời “tấn công”. Chỉ ít phút sau khi cất cánh, động cơ chiếc Jaguar tóe lửa và một bên bị hỏng. Vì máy bay đang chở một quả bom huấn luyện nên phi công đã phải tìm một khu vực vắng vẻ để xả hai bình nhiên liệu và cắt bom, nhằm tránh gây thương vong cho người dân.
Tờ nhật báo The Economic Times đưa tin Ấn Độ sẽ tiếp nhận lô tiêm kích phản lực Rafale đầu tiên vào tháng 9 tới. Buổi lễ bàn giao long trọng đã được lên kế hoạch tại Pháp. Theo một phần của hợp đồng, các phi công Ấn Độ sẽ được đào tạo sẽ ít nhất 1.500 giờ bay thử nghiệm tại Pháp.
Rafael là một trong những chiếc máy bay tiêm kích tối tân nhất được trang bị tên lửa không đối đất SCALP với tầm bắn lên đến 300 km. Máy bay chiến đấu Rafale có thể mang tên lửa hạt nhân, với ba khả năng vừa trinh sát, vừa không chiến và oanh tạc yểm trợ chiến thuật trên bộ, trên biển.