Cụ thể, trong 5 năm tới, chi tiêu quốc phòng sẽ cần 43.500 tỷ yên (tương đương 322,2 tỷ USD) để đạt được mục tiêu. Con số này tăng đáng kể so với 17.200 tỷ yên trong giai đoạn 2019-2023.
Đầu tiên, Nhật Bản nhấn mạnh vào việc phát triển các tên lửa độc lập với tầm bắn tăng lên. Nhật Bản tin rằng điều này sẽ cho phép quốc gia "đáp trả các lực lượng đối lập từ khoảng cách an toàn mà không bị tấn công". Đề xuất tăng chi tiêu trong lĩnh vực này đã tăng từ 200 tỷ yên lên 5.000 tỷ yên trong giai đoạn 5 năm tới.
Sách Trắng đề cập đến 3.000 tỷ yên tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không nhằm bảo vệ bầu trời Nhật Bản khỏi nhiều mối đe dọa, gấn 3 lần so với 1.000 tỷ yên trong giai đoạn 2019-2023. Bên cạnh đó, tài liệu này cũng đề xuất tăng gấp 10 lần chi tiêu cho phát triển máy bay không người lái, từ 100 tỷ yên lên 1.000 tỷ yên.
Để đảm bảo an toàn trong các lĩnh vực không gian và không gian mạng, chi tiêu quốc phòng dự kiến tăng từ 3.000 tỷ yên lên 8.000 tỷ yên. Tài liệu cũng được đề xuất tăng chi tiêu tăng cường chỉ huy và kiểm soát liên quan đến tình báo từ 300 tỷ yên lên 2.000 tỷ yên.
Các quỹ quan trọng được lên kế hoạch phân bổ để duy trì và tăng cường khả năng phòng thủ, bao gồm 2.000 tỷ yên cho đạn dược, 9.000 tỷ yên để bảo trì và sửa chữa thiết bị quân sự và 4.000 tỷ yên để tăng cường cơ sở vật chất. Khoảng 1.400 tỷ yên cũng được đề xuất chi cho việc củng cố lĩnh vực quân sự và công nghiệp cũng như nghiên cứu quốc phòng, 6.600 tỷ yên khác cho "các nhu cầu khác".
Sách Trắng đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng “phản công" trong trường hợp bị đối thủ tấn công bằng tên lửa. Khả nawg này cho phép Nhật Bản thực hiện các cuộc phản công hiệu quả nhằm vào đối thủ để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo.
Tài liệu quốc phòng cũng đưa ra cảnh báo Triều Tiên đã có khả năng tấn công Nhật Bản bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa hạt nhân (ICBM). "Với tiến bộ nhanh chóng trong phát triển hạt nhân và tên lửa, Triều Tiên có khả năng tấn công Nhật Bản bằng vũ khí hạt nhân gắn với tên lửa đạn đạo”, tài liệu nêu rõ.
Triều Tiên đã nhiều lần phóng tên lửa đạn đạo bay với quỹ đạo bất thường, đồng thời nước này cũng đang theo đuổi việc triển khai tên lửa hành trình tầm xa với ý định gắn chúng với vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Tháng 10/2022, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản và nhiều lần phóng tên lửa ICBM. Theo Sách Trắng, các hoạt động quân sự như vậy đặt ra mối đe dọa thậm chí còn nghiêm trọng và cấp bách hơn bao giờ hết đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản và làm suy yếu đáng kể hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.
Tính đến năm 2022, Triều Tiên sở hữu khoảng 20 đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, tài liệu còn ghi nhận sự phát triển đáng kể của công nghệ tên lửa của Triều Tiên, đặc biệt là sự phát triển của tên lửa đạn đạo có khả năng di chuyển xa ở độ cao thấp và trên quỹ đạo phi tiêu chuẩn.