Quân đội Mỹ cần "tiếp máu" khẩn cấp

Tờ National Interest của Mỹ mới đây đã đưa ra 6 dấu hiệu cho thấy quân đội nước này cần được “tiếp máu” khẩn cấp trước tình trạng khá “ốm yếu hiện nay”.

Lính thủy đánh bộ Mỹ tham gia cuộc tập trận. Ảnh: AFP/TTXVN

Tất cả những yếu tố được nêu ra đều bắt nguồn từ việc Mỹ quyết định cắt giảm 25% ngân sách quốc phòng trong 5 năm qua.

Thứ nhất, theo thống kê của Thủy quân lục chiến Mỹ, trong tổng số 276 chiến đấu cơ F/A-18 của lực lượng này chí có khoảng 30% sẵn sàng cất cánh. Ngoài ra, chỉ có 42 trong tổng số 147 trực thăng CH-53E có thể "tung hoành" trên bầu trời.

Không chỉ dừng ở đó, phi công của Thủy quân lục chiến Mỹ cũng chỉ có cơ hội được ngồi trong buồng lái điều khiển máy bay 4 tiếng/tháng thay vì thời gian cần thiết trên thực tế phải từ 25-30 tiếng/tháng.

Tất cả khó khăn của Thủy quân lục chiến Mỹ được cho đều bắt nguồn từ việc hao mòn ngân sách trầm trọng sau các cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq và chiến dịch chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria hiện nay.

Thứ hai chỉ 1/3 quân lực Mỹ sẵn sàng ra chiến trận. Số nhân lực của quân đội Mỹ hiện đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Các vị tướng của Lầu Năm Góc đều e dè nói rằng quân đội Mỹ sẽ phải đối mặt với nguy hiểm tiềm tàng nếu chiến tranh thực sự xảy ra.

Thượng viện Mỹ vào ngày 14/6 đã thông qua ngân sách chi tiêu quốc phòng cho năm 2017 với 602 triệu USD.



Trong năm 2015, có 490.000 binh sĩ Mỹ tại ngũ trong khi năm 2011 con số này là 566.000. Không dừng ở đó, tháng 7/2015, quân đội Mỹ ra quyết định đến cuối năm 2018 sẽ cắt giảm 40.000 binh sĩ.

Thứ ba, một nửa lực lượng không quân Mỹ trong tình trạng chưa sẵn sàng chiến đấu. Và điều đáng lo ngại là những "chiến sĩ trên bầu trời" của lực lượng này đều trong thể trạng không ổn định. Không quân Mỹ phải chấp nhận “hiến” động cơ, bộ phận của một số F-16 để những chiếc cùng loại khác được hoạt động. Đồng thời lực lượng này cũng phải tận dụng nhiều bộ phận máy bay cũ để duy trì lực lượng máy bay ném bom B-1.

Thứ tư, tuy Hải quân Mỹ tiếp tục mở rộng "quân số" tàu chiến nhưng dường như vẫn chưa đủ cho nhu cầu thực tế. Trong khi lực lượng này luôn khao khát nắm trong tay 350 tàu chiến thì hiện nay chỉ có 273 chiếc trong phiên chế.

Thứ năm, những vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến chiến đấu cơ và trực thăng của Thủy quân Lục chiến Mỹ trung bình đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua dấy lên quan ngại về chất lượng máy bay và cả khả năng của phi công.

Hiện trường vụ rơi máy bay B-52 của Mỹ trên đảo Guam ngày 18/5. Ảnh: CNN/TTXVN

Thứ sáu, “Pháo đài bay” B-52 mà Không quân Mỹ vẫn ưu ái sử dụng nay đã có tuổi đời là 53 năm. Ngay cả việc để một xe ô tô cổ 53 năm tuổi lưu hành bình thường trên đường đã đòi hỏi vô số đầu tư, chăm chút thì việc ra chiến trận với máy bay ném bom cùng tuổi càng không đơn giản.

Để phân phối thích hợp với khoản ngân sách quốc phòng đã bị cắt giảm, Lầu Năm Góc dự kiến thu hẹp tiền đầu tư cho một số chương trình hiện đại hóa vũ khí để tập trung tốt hơn cho đào tạo và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Mark Milley tiết lộ rằng quân đội đang đề xuất tăng ngân sách để tăng đào tạo lái trực thăng từ 10-12 tiếng/tháng.

Dù nhiều quan chức cấp cao của quân đội Mỹ đã đưa ra cảnh báo nhưng dường như Quốc hội nước này vẫn dửng dưng trước việc đưa ra các hành động cụ thể và quyết liệt hơn.

Hà Linh (Theo National Interest)
Vũ khí tuyệt mật Mỹ khiến tên lửa Trung Quốc “tàn phế”
Vũ khí tuyệt mật Mỹ khiến tên lửa Trung Quốc “tàn phế”

Gần đây, Trung Quốc tung ra một loạt tên lửa từ tầm trung tới tầm xa với uy lực được miêu tả như những “sát thủ”, thậm chí cả là với các siêu tàu sân bay, nhưng theo truyền thông Nhật Bản, để đối phó, Mỹ đã nghiên cứu phát triển một số loại vũ khí khiến Trung Quốc phải “lẩy bẩy”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN