Nhóm 'anh tài' chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Không quân các nước

Hàn Quốc đã chính thức khởi động sản xuất máy bay chiến đấu KF-21 Boramae. KF-21 được phân loại là tiêm kích thế hệ 4,5, nhưng nâng cấp trong tương lai dự kiến sẽ biến nó thành chiến đấu cơ thế hệ thứ năm.

Hàn Quốc là quốc gia mới nhất thực hiện bước đột phá đối với công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo. Trước đó, Không quân một số nước cũng đã sở hữu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của riêng mình.

Mỹ

Chú thích ảnh
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Lockheed Martin/Boeing F-22 Raptor là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đầu tiên trên thế giới. F-22 Raptor ra mắt năm 2005. Đã có195 chiếc F-22 đã được sản xuất, với chi phí mỗi chiếc lên tới 678 triệu USD.

F-22 có động cơ đôi, một chỗ ngồi, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn, có thể tăng tốc lên Mach 2,25 cùng phạm vi chiến đấu 1.100 km. Vũ khí của F-22 bao gồm một loạt tên lửa và bom do Mỹ sản xuất, từ tên lửa Sidewinder đến bom thông minh JDAM.

F-35 do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 thứ hai trong kho vũ khí của Mỹ, sau F-22 Raptor.

Theo Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO), F-35 Lightning II giữ kỷ lục là thiết bị quân sự tốn kém nhất, với chi phí chương trình trọn đời dự kiến hơn 2 nghìn tỷ USD. F-35 có ba biến thể – A, B và C, lần lượt được sản xuất cho Không quân, Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ.

Tất cả các mẫu F-35 đều có một động cơ duy nhất và được điều khiển bởi một phi công. Chúng có trọng lượng 27,2-31,8 tấn, phạm vi chiến đấu 935-1.241 km và tốc độ tối đa Mach 1,6.

Nga

Chú thích ảnh
Máy bay Su-57 của Nga. Ảnh: National Interest/TTXVN

Sukhoi Su-57 là đại diện của Nga đối với công nghệ chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm. Su-57 là máy bay một chỗ ngồi, động cơ đôi, đạt tốc độ tối đa Mach 2 và phạm vi chiến đấu 1.500 km. Su-57 được trang bị tên lửa phòng không, tên lửa hành trình và chống hạm bao gồm Kh-38 và Kh-35, cùng bom dẫn đường KAB-250 và KAB-500.

Quân đội Nga nhận chiếc Su-57 đầu tiên vào năm 2020. Theo viện nghiên cứu RAND Corporation (Mỹ), chiếc chiến đấu cơ này đã được phát triển từ năm 2002 với kỳ vọng đối trọng được F-35 của Mỹ. Hãng tin TASS (Nga) tháng 8/2022 đưa tin dự kiến đến cuối năm 2024, Lực lượng Không quân-Vũ trụ (VKS) nước này sẽ nhận 22 chiếc Su-57 và đến năm 2028 là 76 chiếc.

Trung Quốc

Chengdu J-20 'Mighty Dragon' là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Trung Quốc. J-20 có một chỗ ngồi, động cơ đôi với trọng lượng cất cánh tối đa 37 tấn và trọng tải vũ khí lên tới 11 tấn. J-20 sở hữu phạm vi chiến đấu ấn tượng 2.000 km. Nó được trang bị các tên lửa mới nhất của Trung Quốc, bao gồm PL-14 - loại tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động ngoài tầm nhìn có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tới 300 km.

Ấn Độ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ

Một số quốc gia khác đang nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, trong số đó có Ấn Độ với Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA) của Hindustan Aeronautics Limited, dự kiến bắt đầu sản xuất vào giữa những năm 2030.

Nhật Bản có Mitsubishi X-2 Shinshin đã được đưa vào chương trình chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu F-X.

Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Kaan của Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến ra mắt vào cuối những năm 2020. Chiến đấu cơ này dự kiến sẽ có cấu hình một hoặc hai chỗ ngồi, động cơ đôi, khả năng tàng hình tiên tiến, trang bị tên lửa không đối không và không đối đất do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Sputnik)
Nước thành viên NATO quyết định tặng Ukraine 6 chiến đấu cơ F-16
Nước thành viên NATO quyết định tặng Ukraine 6 chiến đấu cơ F-16

Cùng với việc cho rằng máy bay chiến đấu F-16 rất quan trọng với Kiev, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre cho biết chính phủ nước này sẽ tặng 6 chiếc F-16 cho Ukraine để Kiev tự vệ trước các cuộc tấn công của Liên bang Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN