Hàn Quốc đề nghị Triều Tiên rút pháo tầm xa khỏi biên giới

Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đang thảo luận về việc di dời 1.000 khẩu pháo tầm xa của Bình Nhưỡng ra khỏi khu vực biên giới giữa hai miền.

Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn lời của Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon ngày 25/6 cho biết việc “di chuyển pháo tầm xa của Triều Tiên lùi về phía sau đang trong quá trình thảo luận”.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chưa đưa ra bình luận gì về phát biểu của Thủ tướng Lee Nak-yon.

Quân đội Triều Tiên trong một buổi tập trận với pháo. Ảnh: Reuters

Sách Trắng của Hàn Quốc năm 2016 đã miêu tả các hệ thống pháo tầm xa của Triều Tiên là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với Hàn Quốc, bên cạnh chương trình hạt nhân và tên lửa.

Triều Tiên đã bố trí khoảng 1.000 khẩu pháo tầm xa dọc biên giới với Hàn Quốc, trở thành mối đe dọa thường trực với thủ đô Seoul gồm 10 triệu dân. Thủ đô Seoul chỉ nằm cách biên giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên khoảng 40-50km.

Trong một diễn biến liên quan cùng ngày 25/6, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết các lãnh đạo quân đội Hàn Quốc và Triều Tiên đã cùng bàn luận phương thức khôi phục đường dây nóng quân sự giữa hai quốc gia.

Tổng thống Mỹ Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều trong ngày 12/6 tại Singapore. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm gặp gỡ trực diện nhà lãnh đạo của Triều Tiên.

Sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ký Tuyên bố chung thống nhất “cùng hướng tới phi hạt nhân hóa toàn diện trên Bán đảo Triều Tiên”. Đổi lại, Tổng thống Trump chấp thuận “đảm bảo an ninh” cho Triều Tiên.

Trước đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã dự Hội nghị thượng đỉnh liên Triều với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27/4. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc đã ký Tuyên bố chung Panmunjom, trong đó hai bên cam kết sẽ ra tuyên bố kết thúc chiến tranh trong năm nay.

Hà Linh/Báo Tin tức
Học giả Bangladesh đúc kết các yếu tố để Đặc khu Kinh tế thành công
Học giả Bangladesh đúc kết các yếu tố để Đặc khu Kinh tế thành công

Chính phủ Bangladesh đặt mục tiêu đến năm 2030 thành lập 100 đặc khu kinh tế trên khắp lãnh thổ nước này. Để có bước đi vững chắc, Bangladesh đã tham khảo mô hình và kinh nghiệm của các quốc gia khác để rút ra những bài học thực tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN